Đau mỏi tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh chứ không đơn thuần chỉ là do tập luyện quá sức

Hồng Quân,
Chia sẻ

Đau mỏi tay có thể báo hiệu những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn bạn tưởng.

Hiện tượng này đau tay có thể chỉ đơn giản là do bạn thực hiện quá sức những động tác tập tại phòng gym hay chấn thương khi vận động. 

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau tay bạn có thể tham khảo trước khi tư vấn ý kiến của các chuyên gia y khoa:

Đau mỏi tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh chứ không đơn thuần chỉ là do tập luyện quá sức - Ảnh 1.

Thông thường, những vấn đề tại khu vực cánh tay trái báo hiệu hệ thống tim mạch bạn đang gặp trục trặc.

Tư thế ngồi sai hoặc chấn thương

Chấn thương vật lý là nguyên nhân phổ biến của những cơn đau các chi trên cơ thể. Viêm gân hoặc viêm bao hoạt dịch do chấn thương thường là thủ phạm gây ra cảm giác đau, nặng nề ở cánh tay.

Luga Podesta, dược sĩ kiêm giám đốc trung tâm thể hình St. Charles Orthopedics tại New York (Mỹ) cho biết, tư thế ngồi không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gây nên đau mỏi tay. Ngồi quá lâu một tư thế, không vận động còn có thể khiến bạn gặp phải tình trạng khó khăn khi cử động. Thay đổi tư thế phù hợp là cách hiệu quả nhất đề ngăn chặn tình trạng này.

Phù hạch bạch huyết

Phù bạch huyết đôi khi cũng gây ra cảm giác nặng nề khi vận động ở cánh tay. Bạch huyết là chất lỏng trong suốt, di chuyển khắp cơ thể có tác dụng loại bỏ vi khuẩn và chất thải ra khỏi mô tế bào. Elizabeth M. Pieroth, Chuyên gia thần kinh học kiêm giám đốc chương trình điều trị các vấn đề sức khỏe tại trung tâm NorthShore, trực thuộc đại học HealthSystem cho biết, loại chất lỏng này khi bị tích tụ tại một khu vực mà không thể lưu thông sẽ gây sưng, phù.

Đối với bệnh nhân ung thư vú, các hạch bạch huyết bị phù thường xuất hiện ở cánh tay và đôi khi ở dưới nách, ngực và lưng. Một số triệu chứng khác của hiện tượng này là đau, ngứa, khó chịu hoặc cảm thấy áp lực lớn ở ngực, cánh tay, bàn tay, khu vực dưới da.

Đau mỏi tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh chứ không đơn thuần chỉ là do tập luyện quá sức - Ảnh 2.

Phù bạch huyết đôi khi cũng gây ra cảm giác nặng nề khi vận động ở cánh tay.

Vấn đề tâm lý

Nhiều người vẫn cho rằng các vấn đề tâm lý không ảnh hưởng gì tới các vấn đề vật lý của cơ thể nhưng trên thực tế, mọi thứ đều có liên quan chặt chẽ. Trên thực tế, các vấn đề tâm lý có thể hủy hoại sức khỏe của bạn nghiêm trọng ngang với một cơn đau tim

Tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia vật lý trị liệu và tâm lý là cách hiệu quả nhất giúp hạn chế và đẩy lùi hiện tượng này. Solomon Evans, chuyên gia tâm lý kiêm nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Edouar-Herriot (Pháp) cho biết, yoga, thiền, hít thở là những bài tập có khả năng tăng cường độ dẻo dai cho cơ thể cũng như thanh lọc tinh thần hiệu quả.

Tuần hoàn kém

Margaret Hudson, Chuyên viên thể hình tại phòng tập Mount Sinai (Mỹ) cho hay, hệ thống tuần hoàn hoạt động kém hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân có khả năng mang đến cho bạn những cơn đau cánh tay khó chịu. Quá trình lưu thông máu có thể dễ dàng bị ảnh hưởng khi thành mạch gặp tổn thương hoặc bị cung cấp thiếu dưỡng chất. 

Trong một vài trường hợp, hiện tượng này là hệ quả của các chứng bệnh mãn tính như đái tháo đường, giãn tĩnh mạch hay phình động mạch ngoại biên.

Đau mỏi tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh chứ không đơn thuần chỉ là do tập luyện quá sức - Ảnh 3.

Quá trình lưu thông máu có thể dễ dàng bị ảnh hưởng khi thành mạch gặp tổn thương hoặc bị cung cấp thiếu dưỡng chất.

Ợ hơi

Ợ hơi không có liên hệ gì tới các vấn đề tim mạch, tuy nhiên chúng có khá nhiều đặc điểm tương đồng với một cơn đau tim. Bạn có thể gặp phải các hiện tượng như nặng tay, ngực và cổ. Thông thường, nếu nguyên nhân đến từ chứng ợ hơi, những hiện tượng khó chịu sẽ giảm bớt đáng kể sau mỗi đợt không khí được tống đẩy thành công ra ngoài dạ dày thông qua miệng. Với đặc trưng cơ địa khác biệt của từng người, chỉ có các biện pháp y khoa chuyên môn mới có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân của hiện tượng này.

Sử dụng một số loại thuốc

Một vài loại thuốc có khả năng tạo cảm giác đau mỏi cho khu vực cánh tay của bạn. Hãy tư vấn các chuyên gia y khoa nếu trong khi dùng thuốc mà bạn gặp phải tình trạng này. Phụ nữ đang điều trị ung thư vú bằng các phương pháp hóa học có thể trải nghiệm những cơn đau ở bên tay tương ứng theo đợt. 

Đôi khi, việc sử dụng những loại thuốc có thành phần statins cũng gây đến cho cơ thể những tác dụng phụ không mong muốn. Theo Koushik Shaw, dược sĩ kiêm nhà sáng lập Viện nghiên cứu Austin Urology, vởi khả năng điều tiết cholesterol mạnh mẽ, statins có thể gây co rút các bó cơ, tạo nên các cơn đau nhức tay, chân khó chịu.

Đau mỏi tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh chứ không đơn thuần chỉ là do tập luyện quá sức - Ảnh 4.

Một vài loại thuốc có khả năng tạo cảm giác đau mỏi cho khu vực cánh tay của bạn.

Đau tim

Chỉ có 20% số lượng người gặp những cơn đau vùng ngực phải đối mặt với những vấn đề liên quan tới tim mạch. Con số này không lớn nhưng cũng không quá nhỏ đến mức bạn có thể bỏ qua yếu tố này. Theo các chuyên gia y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), một cơn đau tim sẽ đi kèm với những triệu chứng đau, khó chịu, tức vùng giữa ngực lệch sang trái, giống như khi đầy hơi, ợ hơi. 

Những cảm giác này thường chỉ xuất hiện vài phút rồi biến mất nhanh chóng. Cơn đau có thể lan xuống phần cánh tay trái, thậm chí cả tay phải. Thở gấp, đi kèm với nôn mửa và chóng mặt là những dấu hiệu xuất hiện ở nữ giới phổ biến hơn phái mạnh. Đổ mồ hôi và đau nhẹ đầu cũng là một trong số những dấu hiệu bạn không nên bỏ qua.

(Nguồn: Curejoy)

Chia sẻ