Hậu trường
Giải trí
Đẹp
Đời sống
Ăn ngon - Khéo tay
Khéo tay
May vá
Tự làm thiệp
Cách cắm hoa đẹp
Cắt tỉa hoa quả
Hướng dẫn làm phụ kiện
Theo thực phẩm
Món ăn từ thịt gà
Món ăn từ thịt heo
Món ăn từ rau củ
Món ăn từ tôm
Món ăn từ trứng
Theo cách chế biến
Món xào
Món nướng
Món kho
Món hấp
Món chiên
Theo văn hóa
Món ăn Ý
Món ăn Hàn Quốc
Món ăn nhật bản
Món ăn thái lan
Món ăn pháp
Món ăn theo bữa
Món khai vị
Món chính
Món ăn kèm
Món canh
Điểm tâm
Làm bánh
Bánh cupcake
Bánh mỳ
Làm bánh không cần lò nướng
Bánh truyền thống
Các loại bánh khác
Sức khỏe
Sức khỏe ngày Tết
Sức khỏe sinh sản
Khả năng sinh sản
Bệnh phụ khoa
Hiếm muộn
Sức khỏe tình dục
Chuyện phòng the
Bệnh tình dục
Nhu cầu sinh lý
Bệnh văn phòng
Bệnh xương khớp
Bệnh về mắt
Bệnh về da
Bệnh tiêu hóa
Phòng bệnh
Thực phẩm phòng bệnh
Thói quen có lợi
Thói quen có hại
Sức khỏe giới tính
Chu kì kinh nguyệt
Đặc điểm sinh lý
Rối loạn nội tiết
Xã hội
Tình yêu - Hôn nhân
Mẹ & Bé
Mang thai sau sinh
40 tuần thai kỳ
Dinh dưỡng mang thai
Rắc rối khi mang thai
Thai giáo
Đi đẻ
Địa chỉ khám thai
Tập luyện & thư giãn
Trẻ từ 0-1 tuổi
Nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa công thức
Đồ dùng và vật dụng thiết yếu
Phát triển vận động cho bé
Phát triển ngôn ngữ
Chơi với con
Bệnh thường gặp ở trẻ
Trẻ từ 1-3 tuổi
Cho con ăn
Phát triển chiều cao
Giúp bé tăng cân
An toàn cho bé
Tâm lý và cảm xúc của bé
Dạy con tự lập
Dạy con
Trẻ từ 3-6 tuổi
Nuôi con
Phát triển thể chất
Phương pháp dạy con
Phát triển kỹ năng
Chọn trường mẫu giáo cho con
Con vào lớp 1
Bé từ 6 tuổi trở lên
Phát triển thể chất
Giúp con học tốt
Học thêm
Tâm Lý Trẻ Nhỏ
Nhà hay
Tư vấn thiết kế
Tư vấn thiết kế
Tư vấn nhà đẹp
Khoe nhà
Khoe nhà của bạn
Nhà người nổi tiếng
Chùm ảnh nhà đẹp
Tiện ích
Đồ dùng tiện ích
Tận dụng đồ cũ
Giải pháp
Giải pháp phòng ngủ hẹp
Giải pháp nhà chật
Giải pháp bếp chật
Trang trí nhà
Trang trí phòng khách
Trang trí phòng ngủ
Bài trí nhà
Bài trí phòng khách
Bài trí phòng ngủ
Bài trí bếp
Tâm sự
Thế giới
Quiz
Video
Sức khỏe
Phòng chữa bệnh
Giảm cân
Bệnh phụ nữ
Chuyên gia tư vấn
Bệnh phòng the
Ngừa kháng kháng sinh
Dấu hiệu một số bệnh gây nôn trớ ở trẻ em
Minh Tuyết,
Theo Trí Thức Trẻ
Chia sẻ
Thích
Tiêu điểm
Sức khỏe ngày Tết
Bí quyết giữ dáng
Thực phẩm chữa bệnh
Chữa bệnh cùng chuyên gia
Sức khỏe ngày Tết
Bệnh theo mùa
Mùa xuân
Mùa hè
Mùa thu
Mùa đông
Bệnh trẻ em
Bệnh tay chân miệng
Cảm cúm
Dị ứng
Bệnh tiêu hóa
Bệnh não
Bệnh phụ nữ
Dậy thì
Phụ khoa
Sản khoa
Mãn kinh
Tình dục
Bệnh nam giới
Dậy thì
Bệnh nam khoa
Tuyến tiền liệt
Tình dục
Bệnh thường gặp
Bệnh về da
Bệnh về mắt
Bệnh xương khớp
Bệnh hô hấp
Bệnh tiêu hóa
Bệnh răng miệng
Bệnh tai mũi họng
Bệnh tiểu đường
Bệnh tim mạch
Bài tiết
Bệnh nội tiết
Bệnh ung thư
Tâm lý
Bệnh văn phòng
Mỏi mắt
Mỡ bụng
Táo bón
Mệt mỏi
Trầm cảm
Phòng bệnh
Thực phẩm phòng bệnh
Chế độ ăn uống
Thói quen có lợi
Thói quen có hại
Thuốc
Vitamin
Khoáng chất
Thực phẩm chức năng
Thuốc bổ
Sức khỏe giới tính
Chu kì kinh nguyệt
Đặc điểm sinh lý
Phần phụ
Vòng 1
Rối loạn nội tiết
Sức khỏe sinh sản
Bệnh phụ khoa
Ngừa thai
Hiếm muộn
Vô sinh
Nạo phá thai
Sẩy thai
Mang thai
Sau sinh
Sức khỏe tình dục
Bệnh tình dục
Nhu cầu sinh lý
Ham muốn tình dục
Rắc rối phòng the
Lãnh cảm
Yếu sinh lý
Tư vấn
Tư vấn tình dục
Tư vấn sinh sản
Tư vấn giới tính
Nôn trớ ở trẻ nhiều khi lại là biểu hiện của bệnh lý, thậm chí là các biểu hiện của bệnh lý cấp tính nguy hiểm mà nhiều bố mẹ chưa biết đến.
Virus mới gây ra tình trạng tê liệt ở trẻ em trên nước Mỹ
5 bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em
Cấm không dùng thuốc aspirin cho trẻ em, vì sao?
Nôn trớ ở trẻ
nhỏ là một biểu hiện thường gặp, đặc biệt là các trẻ dưới 6 tháng. Nguyên nhân là do cấu trúc dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện. Tuy nhiên nôn trớ nhiều khi lại là biểu hiện của bệnh lý, thậm chí là các biểu hiện của bệnh lý cấp tính nguy hiểm mà nhiều bố mẹ chưa biết đến.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ
Nôn trớ
là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các động tác gắng sức của cơ thể. Đây biểu hiện bất thường ở trẻ khi bú, hậu quả là thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng.
Theo BS Nguyễn Thu Thủy Bệnh viện nhi Trung ương có nhiều lý do khiến trẻ nôn. Nếu bé vẫn khỏe mạnh và chỉ nôn một lượng nhỏ thức ăn thì nguyên nhân có thể là do bé đã ăn hoặc uống quá nhiều và nôn phần thức ăn thừa ra. Trẻ có thể bị nôn do nhiều nguyên nhân như:
Viêm dạ dày
, ruột do virus (phổ biến nhất); Ngộ độc thức ăn (thức ăn bị nhiễm khuẩn do bảo quản không tốt); Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn (thường không quá nặng); Ho, cảm, nhiễm trùng đường hô hấp (trẻ thường nôn sau cơn ho nặng); Viêm tai, viêm ruột thừa ; Nhiễm trùng tiết niệu (nhiễm trùng bàng quang) ; Tắc ruột ; Lồng ruột ; Hẹp môn vị… Trẻ quá căng thẳng ở trường học hay tại nhà đôi khi cũng có thể nôn.
Đặc biệt với trẻ bị nôn, cha mẹ không được tự ý cho trẻ uống bất kì loại thuốc gì. Nếu trẻ nôn quá nhiều, cần đưa ngay đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.
Nôn trớ ở trẻ
nhiều khi là biểu hiện của bệnh lý, thậm chí là các biểu hiện của bệnh lý cấp tính nguy hiểm. Ảnh minh họa
Dấu hiệu nhận biết một số bệnh gây nôn trớ ở trẻ
Viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn: Rất khó phân biệt các bệnh viêm dạ dày ruột do virus/vi khuẩn với ngộ độc thức ăn vì khởi phát bệnh khá giống nhau, ví dụ như trẻ có thể nôn ồ ạt 5-30 phút/lần trong 1-12 giờ đầu. Tuy nhiên, cũng có một số dấu hiệu để phân biệt 2 loại bệnh này:
Nếu bị nhiễm virus, bệnh khởi phát đột ngột, trẻ nôn, sốt cao và
đau bụng
. Tình trạng nôn có thể kéo dài 12 - 72 giờ (3 ngày). Tiêu chảy thường xuất hiện trong ngày đầu hoặc ngày thứ hai.
Nếu bị ngộ độc thức ăn, bệnh khởi phát 2-12 giờ sau khi ăn phải thực phẩm kém chất lượng. Trẻ thường không sốt. Nôn xuất hiện vài giờ sau khi ăn tại nhà hàng hay khi đi dã ngoại và thường không kéo dài quá 12 giờ. Có thể có hoặc không có tiêu chảy.
Nếu trẻ sốt cao hoặc nôn kéo dài hơn 12 giờ thì ít khả năng là ngộ độc thực phẩm.
Nhiễm trùng tiết niệu:
Nếu trẻ sốt cao trong vài ngày và thỉnh thoảng có kèm theo nôn, đi tiểu thấy đau rát hoặc nước tiểu có mùi khó chịu thì cần cân nhắc nguyên nhân này.
Tắc ruột:
Bệnh lý này xuất hiện khi ruột bị xoắn, tuy hiếm gặp nhưng bệnh rất nguy hiểm và cần được xử lý cấp cứu. Triệu chứng then chốt là đau bụng dữ dội. Nếu trẻ chỉ đau vừa hoặc không đau thì không nghĩ nhiều tới tắc ruột. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Đau bụng đột ngột; Nôn ra mật xanh vàng; Thường là nôn vọt (không bắt buộc);
Đau bụng dữ dội
liên tục hoặc từng cơn; Không đại tiện.; Trẻ nhợt nhạt, vã mồi hôi; Tình trạng bệnh ngày càng tồi đi…Vì vậy khi gặp trẻ trong trường hợp này cần đưa trẻ đi đến bệnh viện.
Lồng ruột:
Triệu chứng nôn trớ ở trẻ dưới 4 tuổi có thể là biểu hiện của lồng ruột và cần được điều trị cấp cứu. Khi trẻ nôn thường co chân về phía bụng, người nhợt nhạt cũng có thể có máu trong phân, phân lỏng.
Hẹp phì đại môn vị:
Trong một số ít trường hợp, nếu bé 3-5 tuần tuổi đột nhiên bắt đầu nôn dữ dội nhiều lần thì cần cảnh giác với bệnh hẹp phì đại môn vị (môn vị là phần cuối của dạ dày, nơi nối với tá tràng). Những trẻ này lặp đi lặp lại chu kỳ bú - nôn - đói. Cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Hẹp phì đại môn vị cần được phẫu thuật điều trị, trẻ có thể phục hồi hoàn toàn.
Phải làm gì khi trẻ bị nôn?
Theo các chuyên gia y tế khi trẻ nôn, trẻ sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể bé không mất chất điện giải. Cha mẹ có thể dùng dung dịch Oresol, nước chín hay nước trái cây loãng.
Khi bé nôn nhiều, đừng cố gắng cho bé tiếp tục uống mà cần thực hiện các biện pháp sau:
Để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy, đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản, gây sặc rất nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Khi trẻ bớt nôn hãy cho trẻ uống muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một nước sôi để nguội hoặc dung dịch Oresol.
Khi trẻ nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề nên cho trẻ uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn. Khi trẻ không nôn nữa nên cho trẻ ăn các thức lỏng, dễ tiêu hóa, ăn từng ít một.
Trường hợp trẻ nôn trớ kéo dài hoặc nôn do bệnh lý mà trẻ có biểu hiện các triệu chứng như: sốt, đau bụng, lơ mơ, co giật, hay nôn ói liên tục, có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, ít nước mắt, tiểu ít... thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Chia sẻ
Thích
Sức khỏe trẻ em
Bệnh hô hấp
Nôn trớ
Bệnh tiêu hóa
Bệnh gây nôn trớ
Nôn trớ ở trẻ
Bình luận
Đọc thêm
Bấm để xem thêm