Đau đẻ sẽ chẳng là khi so sánh với nỗi đau kinh hoàng này

TÚ UYÊN,
Chia sẻ

Một số bà mẹ trải qua đến 2 lần đau đớn khi sinh nở, và họ cho rằng những cơn đau đẻ chẳng thấm tháp gì so với nỗi đau lần sau.

Có người nói: Nỗi đau của việc sinh con tương tự như gãy 13 chiếc xương sườn cùng một lúc. Bởi thế, những người mẹ đã trải qua đau đớn khi sinh con, sẽ chẳng có điều gì khiến họ sợ hãi hơn nữa. Nhưng đối với một số sản phụ, họ phải trải qua 2 lần đau đớn, lần thứ nhất là đau đẻ và lần thứ hai là bóc nhau nhân tạo.

Bóc nhau nhân tạo là gì?

Đau đẻ sẽ chẳng là khi khi so sánh với nỗi đau kinh hoàng này - Ảnh 1.

Thông thường, sau khi sổ thai khoảng 30 phút nhưng nhau thai không tự bong ra sẽ phải tiến hành bóc nhau nhân tạo. Bóc nhau nhân tạo là một thủ thuật dùng tay đưa vào buồng tử cung để lấy bánh nhau ra sau khi thai sổ. Thủ thuật này nhằm mục đích lấy nhau thai ra khỏi buồng tử cung một cách chủ động khi nhau chưa bong, chỉ bong một phần hoặc đã bong nhưng bị giữ lại trong buồng tử cung.

Thủ thuật này nhằm mục đích làm trống buồng tử cung, tạo điều kiện thuận lợi để tử cung co hồi tốt hoặc là một thủ thuật kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung trong trường hợp khẩn cấp không thể chờ nhau thai bong tự nhiên.

Đối với một số sản phụ, họ phải trải qua 2 lần đau đớn - Ảnh 1.

Một tay cố định đáy tử cung, tay còn lại chụm thành hình nón xâm nhập vào âm đạo.

Bóc nhau thai sẽ tạo cảm giác vô cùng đau đớn. Nhiều sản phụ còn nhận xét quá trình bóc nhau thai thậm chí còn đau đớn hơn cả khi chuyển dạ và sinh con.

Trước tiên, sản phụ sẽ được thông tiểu, sau đó ấn nhẹ vào cơ tử cung và tiêm oxytocin. Nếu nhau thai vẫn không tự bong thì bác sĩ sẽ tiến hành bóc nhau nhân tạo. Nếu vẫn chưa sạch, bác sĩ sẽ đưa tay vào khoang tử cung để làm sạch nhau thai và màng nhau thai còn sót lại.

Tại sao sản phụ cần tiến hành bóc nhau thai?

- Do nhau thai còn sót lại trong tử cung.
- Băng huyết sau sanh: Nhau thai chưa bong còn lưu lại trong tử cung.
- Bong tróc nhau thai không hoàn chỉnh.

Đối với một số sản phụ, họ phải trải qua 2 lần đau đớn - Ảnh 2.

Tay chụm lại hình nón sẽ men theo ngoài rìa của bánh nhau để bóc nhau thai ra khỏi tử cung, tay còn lại ấn vào đáy tử cung nhằm xác nhận toàn bộ nhau thai đã bong và có thể lấy nhau thai ra ngoài.

Quá trình bóc nhau nhân tạo

Sau khi thay áo quần phẫu thuật và mang găng tay, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn tầng sinh môn. Một tay cố định đáy tử cung, tay còn lại chụm thành hình nón xâm nhập vào âm đạo.

Tay chụm lại hình nón sẽ men theo ngoài rìa của bánh nhau để bóc nhau thai ra khỏi tử cung, tay còn lại ấn vào đáy tử cung nhằm xác nhận toàn bộ nhau thai đã bong và có thể lấy rau thai ra ngoài.

Quá trinh bóc nhau nhân tạo đòi hỏi y bác sĩ phải nhẹ nhàng để tránh rách thành tử cung. Đồng thời, hạn chế tối thiểu số lần đưa tay vào tử cung.

Đối với một số sản phụ, họ phải trải qua 2 lần đau đớn - Ảnh 3.

Quá trinh bóc nhau nhân tạo đòi hỏi y bác sĩ phải nhẹ nhàng để tránh rách thành tử cung. Đồng thời, hạn chế tối thiểu số lần đưa tay vào tử cung.

Nếu nhau thai còn sót lại sau khi sinh nở, liệu đó có nguy hiểm không?

Nếu nhau thai còn sót lại trong thành tử cung, tử cung sẽ không thể hồi phục về trạng thái ban đầu nên dẫn đến tình trạng xuất huyết sau sinh. Do đó phải đảm bảo nhau thai được lấy ra hoàn toàn sau khi sinh.

Mang thai không dễ, sinh con càng khó. Để đảm nhận vai trò người mẹ trong gia đình, người phụ nữ đã hy sinh rất nhiều. Có một câu nói thế này: "Nữ tử bổn nhược, vi mẫu tắc cường", nghĩa là phụ nữ vốn yếu đuối, việc trở thành mẹ sẽ khiến họ trở nên kiên cường. Hy vọng mỗi người mẹ có thể thuận lợi sinh nở và những ông bố sẽ càng yêu thương cả hai mẹ con.

Chia sẻ