Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hoàn toàn

L.T,
Chia sẻ

Mỗi nơi phong tục mỗi khác nhưng tựu trung lại vẫn là tổng kết lại một năm đã qua, hướng về năm mới với vạn điều tốt đẹp, may mắn.

Từ rất lâu rồi, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, hàng triệu gia đình người Việt lại sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn và đặc biệt là phải có một vài con cá chép vàng để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Cuộc sống ngày nay với nhiều tất bât, bộn bề lo toan nhưng phong tục lưu truyền từ xa xưa ấy vẫn được gìn giữ, bởi những ý nghĩa tốt đẹp phía sau.

Ít ai biết rằng, không chỉ ở Việt Nam mà cả Trung Quốc và Hàn Quốc (2 quốc gia đón Tết âm lịch giống Việt Nam) cũng có tục lệ ông Táo như người Việt. Mỗi quốc gia lại có cách thể hiện riêng nhưng tất cả cũng đều hướng về bữa cơm sum vầy ngày cuối năm, xua đi đen đủi của năm cũ và chào đón những điều tốt đẹp trong năm mới.

1. Tục ông Táo của người Việt

Trong quan niệm của người Việt, người ta tin rằng ông Táo là vị thần hộ mệnh mang đến may mắn cho gia đình mình. Bởi ông Táo là vị thần bảo hộ cho gia đình, giữ lửa cho bếp núc, mà với bất kỳ gia đình nào thì căn bếp cũng là một không gian quan trọng, nơi ngọn lửa ấm nóng thắp lên mỗi bữa cơm, nơi cả gia đình sum họp vui vẻ trong bữa cơm gia đình.

Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hẳn - Ảnh 1.

Ảnh: Facebook.

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà", vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. 

Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hẳn - Ảnh 2.

Truyền thuyết kể rằng thường ngày, Táo quân ghi lại những việc làm tốt, xấu của mọi người để đến ngày trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng. Vì vậy, để được Táo quân phù trợ, người ta thường cố gắng chuẩn bị mâm cơm tươm tất để tiễn ông Táo. Sau đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người". Đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hẳn - Ảnh 3.

Một mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo thường có: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc (hoặc thịt gà), 1 bát canh, 1 đĩa xào, 1 đĩa giò, 1 con cá chép, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa, 1 tập giấy tiền, vàng mã cùng ba chiếc mũ ông Táo.

2. Ngày lễ ông Táo ở Hàn Quốc

Người dân ở xứ sở kim chi cũng có ngày lễ cúng ông Công, ông Táo nhưng không phải là ngày 23 tháng Chạp như người Việt mà vào ngày 29 tháng Chạp và người Hàn Quốc gọi vị thần bếp của mình là Jowangsin.

Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hẳn - Ảnh 4.

Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hẳn - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

Jowangsin không phải đàn ông mà là một phụ nữ, bà là nữ thần mang dáng hình của nước, bà có mặt để giúp các gia đình người Hàn rửa trôi đi mọi sự đen đủi đến đón chào những may mắn, an lành trong năm mới. Vậy nên, Táo quân tại Hàn Quốc tồn tại trong một chén nước nhỏ mà các gia đình đặt dưới bếp, chén nước này sẽ được người phụ nữ trong nhà thay thường xuyên vào ngày mồng 1 và rằm hàng tháng.

Vào ngày 29 tháng Chạp hàng năm, người Hàn cũng sắm sửa một bữa cơm cúng bao gồm hoa quả và các loại bánh gạo rán để tỏ lòng tôn kính đến vị thần Jowangsin.

3. Ngày lễ ông Táo ở Trung Quốc

Hôm nay là ngày mà lễ mừng năm mới của Trung Quốc chính thức bắt đầu, ngày 23 tháng Chạp hay còn gọi là Xiao Nian (小 年). Cũng tương tự như người Việt, theo quan niệm dân gian của người Trung Quốc, ngày 23 tháng 12 (âm lịch) là ngày mà các vị thần bếp của mọi gia đình trở về trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng về những việc làm tốt và xấu của mọi người trong một năm đã qua.

Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hẳn - Ảnh 6.

Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hẳn - Ảnh 7.

Khi các gia đình tiễn Thần bếp về trời, họ chuẩn bị kẹo, nước, rơm và các nhu yếu phẩm khác cho ông Táo và con ngựa di chuyển của mình. Họ dán hình ảnh ông Táo lên tường và đặt đầy đủ các lễ vật trước mặt. Ở một số vùng, người ta còn đun chảy đường rồi bôi vào miệng của ông Táo để ông nói những điều tốt đẹp về gia đình mình với Ngọc Hoàng.

Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hẳn - Ảnh 8.

Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hẳn - Ảnh 9.

Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hẳn - Ảnh 10.

Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hẳn - Ảnh 11.

Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hẳn - Ảnh 12.

Một số món ăn của người Trung Quốc trong ngày 23 tháng Chạp.

Ngày nay, các gia đình ở miền Bắc Trung Quốc thường tổ chức lễ ông Táo vào đúng hôm 23 tháng Chạp, và người miền Nam Trung Quốc thì làm vào ngày 24. Mâm cơm cúng ông Táo của người Trung Quốc gồm có nắm gạo nếp, bánh đường, bánh rán chiên giòn và súp đậu. Người Trung Quốc quan niệm rằng nếu dâng lên những món ngọt trong ngày Xiaonian thì ông Công, ông Táo khi lên chầu Ngọc Hoàng sẽ chỉ nói những lời ngọt ngào về gia chủ trong một năm qua.

Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hẳn - Ảnh 13.

Đâu chỉ Việt Nam, những quốc gia này cũng có tục cúng ông Công, ông Táo nhưng nghi lễ khác biệt hẳn - Ảnh 14.

Người Trung Quốc trang trí nhà cửa bằng những họa tiết, chữ màu đỏ để cầu may mắn, đón lộc vào nhà.

Bên cạnh đó, người Trung Quốc cũng tất bật dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa để xua đuổi những điều không may trong năm cũ, đón chào những điều may mắn, tươi vui trong năm mới.

(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ