Đặc sắc như đám tiệc cưới ở miền Tây: Họ hàng tập trung giúp làm cỗ cưới, bàn tiệc toàn món ngon dân dã

An Thanh,
Chia sẻ

Đúng là không khí của ngày có đám, tất cả bà con họ hàng dù xa hay gần đều tập trung đến nhà gia chủ để giúp đỡ cho việc tiệc cưới được hoàn thiện, trọn vẹn nhất.

Đám cưới là một trong những dịp mà những bản sắc vùng miền lên ngôi. Mỗi miền quê, miền văn hóa sẽ có cách thức tổ chức ngày này khác biệt. Miền Trung khác miền Bắc, Nam và thậm chí, những vùng trong một tỉnh đôi khi còn chẳng giống nhau nữa.

Những ai không sinh ra và lớn lên ở miền Tây khi nhìn vào việc tổ chức lễ cưới của họ sẽ thấy cực kỳ lạ lẫm.

Mới đây nhất, trong vlog của youtuber Khoai Lang Thang đã mô tả một đám cưới của người dân miền Tây. Nó thật đặc sắc, hấp dẫn nhưng cũng có đủ kỳ lạ với những ai không sinh sống ở mảnh đất này.

Công việc đầu tiên của người nhà trong Vlog chính là đi mua vịt vào ngày họ hàng, làng xóm đến giúp đỡ làm tiệc. Họ đi bằng ghe trên sông lên chợ rồi mua 30 con vịt còn sống ở lò mổ, cân ký xong xuôi và mang nguyên vịt sống về nhà. Nhất quyết không được thuê người vặt lông luôn bởi tiết vịt sẽ trở thành một món đặc trưng, quan trọng trên mâm tiệc.

Hóa ra, đám cưới ở miền Tây lại đặc sắc đến thế này, nhìn vào là đã thấy sự khác biệt và nét riêng mà ít vùng miền nào có được - Ảnh 1.

Vịt được mua ở chợ phục vụ tiệc cưới.

Ở nhà cô dâu đã có rất đông cô dì và các bác tập trung giúp đám cưới. Theo lời các bác thì những đồ ăn trong đám cưới đều tận dụng từ nhà làm, cái gì có thể tự làm được thì sẽ không mua sẵn. Phụ đám sẽ được tổ chức ăn trước để có sức làm việc suốt ngày hôm ấy.

Sau đó, tất cả sẽ phụ nhau làm thịt vịt, vặt lông. Có đến hai tổ vặt lông vịt. Một tổ vặt sơ và tổ khác sẽ dùng nhíp hay kẹp tỉ mỉ nhổ hết lông tơ. Vịt sau đó sẽ được tẩm ướp để làm vịt quay đãi tiệc, vịt sẽ được hấp trước khi quay. Một số con còn lại sẽ chặt để kho gừng đãi những người giúp đám vào buổi tối hôm ấy.

Hóa ra, đám cưới ở miền Tây lại đặc sắc đến thế này, nhìn vào là đã thấy những sự khác biệt mà thành phố khó có được - Ảnh 1.

Hóa ra, đám cưới ở miền Tây lại đặc sắc đến thế này, nhìn vào là đã thấy những sự khác biệt mà thành phố khó có được - Ảnh 2.

Mọi người tụ tập lại giúp đỡ gia chủ làm tiệc trong đám cưới.

Đám cưới miền Tây có món đặc biệt đó là huyết nếp làm từ tiết vịt và nếp trộn lẫn để hấp lên, cắt miếng. Tất cả các món ăn còn lại cũng được chế biến đúng theo phong cách đặc trưng ở miền Tây.

Người giúp đỡ tiệc cưới có cả già trẻ, gái trai. Người có kinh nghiệm làm món nào thì sẽ được đảm nhận món đó. Những người khéo tay nhất sẽ vào bếp giúp đỡ việc tỉa hoa, lá trang trí. Lúc làm việc, tất cả đều nói chuyện tạo nên khung cảnh vui vẻ, rộn ràng của nhà có đám.

Đàn ông thì sẽ tham gia dựng rạp cưới phụ giúp gia chủ. Rạp dựng ngay cạnh bờ sông với màu chủ đạo là màu đỏ. Thanh niên sẽ xếp bàn, rải ghế ra và hỗ trợ bưng mâm khi khách khứa tiến vào.

Hóa ra, đám cưới ở miền Tây lại đặc sắc đến thế này, nhìn vào là đã thấy những sự khác biệt mà thành phố khó có được - Ảnh 3.

Hành tỉa hoa để bày đĩa được đẹp hơn.

Hóa ra, đám cưới ở miền Tây lại đặc sắc đến thế này, nhìn vào là đã thấy những sự khác biệt mà thành phố khó có được - Ảnh 4.

Những món ăn trong tiệc cưới miền Tây.

Sáng ngày hôm sau, công việc giúp đám vẫn tiếp tục để xong xuôi trước 3 giờ chiều. Đến khoảng 4 giờ chiều là khách khứa sẽ nhập tiệc.

Điều trưng trong các đám cưới miền Tây chính là sự tập trung của họ hàng làng xóm vào việc giúp sức cho đám cưới. Tiếng cười nói xôn xao, cực kỳ vui vẻ. Khung cảnh này chắc chắn sẽ khó có được ở thành phố khi diện tích mỗi nhà khá chật chội. Cỗ bàn thời bây giờ cũng đa phần được đặt sẵn chứ không phải anh em họ hàng, làng xóm láng giềng đến mỗi người một tay phụ giúp.

Hóa ra, đám cưới ở miền Tây lại đặc sắc đến thế này, nhìn vào là đã thấy những sự khác biệt mà thành phố khó có được - Ảnh 5.

Hóa ra, đám cưới ở miền Tây lại đặc sắc đến thế này, nhìn vào là đã thấy những sự khác biệt mà thành phố khó có được - Ảnh 6.

Những hình ảnh của rạp cưới và khách khứa ăn tiệc.

Vào buổi chiều khi khách đã đến, chú rể cũng xuất hiện ở nhà gái để cùng cô dâu tiếp đón. Họ cùng nhau chụp ảnh lưu niệm ở cổng hoa. Khung cảnh bình dị nhẹ nhàng, không xa hoa hay kiểu cách nhưng lại đẹp đẽ và thân thương đến lạ. Chắc chắn với nhiều người khi xa quê mà nhìn thấy hình ảnh của đám cưới này sẽ cảm thấy nhớ vô cùng.

Hóa ra, đám cưới ở miền Tây lại đặc sắc đến thế này, nhìn vào là đã thấy sự khác biệt và nét riêng mà ít vùng miền nào có được - Ảnh 8.

Chú rể đến để đón khách và chụp ảnh lưu niệm vớ gia đình cô dâu.

Đám tiệc miền Tây xong xuôi thì khách ra về sẽ có bịch đồ ăn gửi theo. Như vậy là những người ở nhà cũng được ăn tiệc cùng. Đây là nét đặc trưng riêng biệt mà không có nhiều vùng miền có được.

Đó là hình ảnh trong một đám cưới tổ chức ở miền Tây. Có lẽ, mỗi gia đình sẽ có những khác biệt về món ăn, cách đãi khách hay rạp cưới nhưng nét đặc trưng "cùng làm, cùng giúp đỡ" chắc hẳn không thể thiếu được. Trong thời buổi mà tiệc cưới hay cỗ bàn đều có thể thuê người làm, ra nhà hàng khách sạn tổ chức thì những hình ảnh này thật thân thương, mộc mạc chân chất và thật đáng quý.

Chia sẻ