Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải

Thu Phương,
Chia sẻ

Liệu có phải sinh và nuôi con đầu lòng thì đầy háo hức và mọi sự chú ý đều được dồn hết cho bé, còn đến khi sinh bé thứ hai thì “thờ ơ” và mọi chuyện đã được “bình thường hóa” hơn chăng?

Sinh con và nuôi con là nhiệm vụ cao cả và cũng là mong ước của tất cả chị em phụ nữ sau khi lập gia đình. Thế nhưng giữa việc nuôi dạy con đầu lòng với con thứ đôi khi là sự khác nhau đến trái ngược khiến không ít cha mẹ ngạc nhiên. Nữ họa sĩ đến từ Thụy Điển Anna Syrovatkina đã cho ra đời một bộ tranh minh họa những sự thật "trớ trêu" mà chỉ những người có 2 con mới thấu hiểu được. Liệu có phải sinh và nuôi con đầu lòng thì đầy háo hức và mọi sự chú ý đều được dồn hết cho bé, còn đến khi sinh bé thứ hai thì mọi chuyện đã được "bình thường hóa" hơn chăng?

Hãy cùng xem bộ tranh hài hước về câu chuyện muôn thuở ấy để tìm ra điểm khác biệt thú vị giữa việc nuôi con đầu lòng và con thứ trong mỗi gia đình.

Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải - Ảnh 1.

Sinh con đầu lòng được cho là nỗi lo sợ vô hình của phần lớn các mẹ, nhưng sinh con thứ 2 thì mẹ đã có kinh nghiệm và sự chuẩn bị tốt hơn, nên cũng có vẻ thong dong hơn rất nhiều.

Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải - Ảnh 2.

Nuôi con đầu thì trăm thứ không hiểu, không biết. Nhưng với con sau thì bố mẹ bình tĩnh và am hiểu về thói quen cũng như tính nết của trẻ nhỏ rồi.

Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải - Ảnh 3.

Tất cả các cột mốc phát triển của con đầu đều được bố mẹ ghi lại tường tận, lưu giữ hàng xấp ảnh kỉ niệm. Nhưng con thứ thì chưa chắc đâu!

Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải - Ảnh 4.

Sự tập trung chú ý của cả nhà trong đó có bố mẹ dành cho con đầu và con thứ cũng khác biệt đấy nhé, lần đầu thì tung hô và cổ vũ con nhiệt tình, nhưng lần sau thì thấy đó cũng là chuyện bình thường thôi!

Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải - Ảnh 5.

Em sinh sau nên cũng chỉ cần mặc lại đồ cũ của anh chị lớn thôi, không cần mua sắm nhiều như lần đầu nữa.

Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải - Ảnh 6.

Mẹ làm mọi cách để ngăn chặn vi khuẩn chạm tới con, nhưng bé sau thì thoải mái đi, mẹ không những không ngăn con mà còn cổ vũ thêm.

Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải - Ảnh 7.

Bố mẹ bảo vệ con lớn hết mức có thể, chỉ sợ con ngã con đau. Nhưng bé em thì mẹ để con "mạo hiểm" và tự chơi hơn là theo sát từng bước.

Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải - Ảnh 8.

Các mối nguy hiểm: Con đầu thì bố mẹ thấy nó luôn rình rập quanh con, nhưng con thứ thì ngược lại.

Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải - Ảnh 9.

Ăn dặm với con đầu là cả một quá trình bố mẹ nghiên cứu và tìm tòi, đổi món hàng ngày. Nhưng với con thứ thì cho con ăn thứ con thích, bố mẹ không tham gia nhiều.

Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải - Ảnh 10.

Với con đầu thì dù chỉ một vết bùn nhỏ cũng khiến mẹ cảm thấy con đang rất bẩn và cần rửa sạch ngay, nhưng con thứ thì đầm mình dưới vũng bùn mới cần đi tắm.

Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải - Ảnh 11.

Khi con có em, mọi thứ đều cần sự chia sẻ!

Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải - Ảnh 12.

Con đầu canh mẹ đi tắm, vệ sinh thì mẹ còn thấy có chút bối rối, nhưng khi cả hai bé cùng canh mẹ thì chuyện đó trở nên bình thường hơn rồi.

Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải - Ảnh 13.

Những lo lắng về việc con sẽ bị ốm dường như luôn ám ảnh mẹ, nhưng với con thứ thì mọi chuyện có vẻ dễ dàng hơn.

Bộ tranh so sánh khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ nhà nào cũng gặp phải - Ảnh 14.

Nhưng là con đầu hay con thứ thì các con vẫn luôn là nguồn hạnh phúc của bố mẹ.

Nguồn: Brightside

Chia sẻ