Cười rung rinh với cuộc phỏng vấn giữa “nhà báo bố” và con gái 11 tuổi lúc nửa đêm

Tiểu Lâm,
Chia sẻ

“Cho, nhiều khi còn vui hơn được nhận” đó là quan điểm dạy con của anh Bùi Ngọc Hải – một nhà báo thường xuyên đi làm từ thiện.

Hiện có không ít bậc phụ huynh mong muốn qua những chuyến đi từ thiện, con họ sẽ trưởng thành hơn. Đó là cách họ dạy con bài học về việc sẻ chia may mắn của mình cho những người kém may mắn khác. Mới đây, là status chia sẻ về chuyến đi từ thiện của mình với hai con gái trên mạng xã hội của nhà báo Bùi Ngọc Hải. 

Hành trình từ thiện mấy trăm cây số lên Tân Sơn – Phú Thọ để “Mang Trung thu và thư viện đến cho học sinh nghèo”, đã khiến hai công chúa 7 tuổi (Bùi Hải Hà Anh), 11 tuổi (Bùi Hải Hà My) đi vào giấc ngủ sau 1 cái chớp mắt. 

Sáng hôm sau, bố phải bay vào Sài Gòn sớm công tác nên không kịp hỏi cảm xúc của các con sau chuyến đi dài, trong một ngày đẫm mồ hôi khi “mùa thu làm mình làm mẩy” trút nắng như đổ lửa. 

từ thiện
"Chuyến từ thiện mang Thư viện và Trung thu lên xã nghèo của huyện Tân Sơn - Phú Thọ, đúng vào một ngày "mùa Thu làm mình làm mẩy": Nắng như lửa"

từ thiện
Sáng sớm ngày chủ nhật vừa rồi, anh cho hai bé Bùi Hải Hà My và Bùi Hải Hà Anh theo bố đi làm từ thiện ở miền núi nghèo Tân Sơn, Phú Thọ.

Một tuần trước chuyến đi, Hà My đã hồi hộp đến mất ngủ. Sáng chủ nhật, bố đặt báo thức 3h00, báo thức chưa kêu thì bên phòng đã vọng ra tiếng Hà My: Con đã dậy trước 3h rồi, con khó ngủ. 

Hà Anh thì khác. Nàng chưa đến tuổi hồi hộp nên lúc ra xe, vẫn phải vác nàng lên vai. Phải đến điểm tập kết nàng mới cựa mình trở dậy.
Chuyến đi, để lại những trải nghiệm khó quên ngay cả với người lớn, thì chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ đến những người lần đầu đi từ thiện nơi xa như hai nàng.

Muốn biết tác động ấy thế nào, 11h đêm, ở một khách sạn trên đường Võ Văn Tần, quận Nhất, Sài Gòn, bố đã nổi máu nghề nghiệp để có cuộc phỏng vấn hai nàng qua chat.

Giống như bản kiểm điểm trước đây, một lần nữa bố lại vui buồn lẫn lộn khi đọc những câu trả lời già đanh của nàng. Buồn vì vẫn thấy đây đó những ý tứ giống kiểu văn mẫu hay được các thầy cô dạy rập khuôn trong nhà trường. Vui là vì hoạt động thiện nguyện đã mang hai nàng đến những bờ bến ban đầu của chuyện biết sẻ chia, hạn chế ích kỷ trong cuộc sống.

Dưới đây là đoạn chat phỏng vấn Hà My: 

đoạn chat ấn tượng

từ thiện
Các bé thích nhất phần trao quà cho các bạn dân tộc

đoạn chat ấn tượng

từ thiện
Bé Hà Anh chăm chỉ phát sách tặng các bạn

đoạn chat ấn tượng
chat với bố



đoạn chat ấn tượng
từ thiện
Trộn giữa "mùi háo hức", mùi bánh trung thu mới, cặp mới, quần áo mới, dép mới, sữa  mới và mùi sách mới, là mùi "mồ hôi không cũ" của 70 thành viên thiện nguyện.

đoạn chat ấn tượng


(P/s: Vì chưa đến tuổi suy tư nên câu trả lời của Hà Anh đơn giản hơn nhiều.

Bố: Trước chuyến đi con thấy thế nào?

Hà Anh: Con cảm thấy hồi hộp và sung sướng

Bố: Con đã làm được những gì trong chuyến từ thiện?

Hà Anh: Con đã xếp quà cho các anh chị. Con đã hát một bài tên là rước đèn ông sao, cùng với cô ca sĩ gì ấy.

Bố: Con thích ai trong chuyến đi nhất?

Hà Anh: Con thích cô Mít.

Bố: Con thấy các bạn/ anh chị dân tộc thế nào?

Hà Anh: Rất khổ sở và tóc dài. Quần áo hơi xấu.

Bố: Con ước gì cho các bạn miền núi nghèo khổ?

Hà Anh: Con ước các bạn được cho nhiều sách vở, đồ dùng học tập và dép.

Bố: Chuyến đi có làm con mệt không?

Hà Anh: Con có mệt, nhưng con vẫn thích đi.)

Dạy con làm từ thiện có nhiều cách: không ít bậc phụ huynh có xu hướng liên lạc với các tổ chức từ thiện và gửi tiền, dạy con đóng góp những đồng tiền lẻ mà mình tự tiết kiệm được vào thùng từ thiện ở bệnh viện, trung tâm mua sắm… Nhưng với nhiều người điều đó không dạy con một cái nhìn thực tế về việc làm từ thiện. Bởi với đầu óc non nớt của bé, bé khó có thể hình dung ra quy trình việc giúp đỡ đến người nghèo khó là số tiền trong thùng kia sẽ được gom lại mua bánh, mỳ, sữa… Vì vậy, giúp con hiểu rõ hơn về thế giới bên ngoài, nhiều người sẵn sàng bỏ công sức, thời gian để tự mình cùng nắm tay con đi tận nơi để trải nghiệm công việc này.

Anh Hải chia sẻ, nhiều khi anh tự hỏi, liệu hai cô bé con được bố mẹ cưng chiều, hàng ngày ăn những món mình thích, bơi trong bể bơi ấm, ngủ trong phòng điều hòa, liệu sẽ ra sao khi 1 ngày trời phải quen với những bước chân miệt mài trên đường khám phá miền đất mới, được tiếp xúc với những người bạn mới có cuộc sống vất vả, được chứng kiến những lớp học xập xệ nhưng có những nét phấn nắn nót trên bảng đen và những cái nắm tay quanh lửa trại bập bùng... 

Có thể đó chỉ là chuyện bình thường với bà con dân bản, với trẻ nghèo nhưng lại là thử thách với đa số trẻ con thành thị. Đối với anh, anh coi đó chính là những bài học vô giá giúp con vững vàng trên bước đường đời sau này.

Bé Hà My hào hứng nhớ lại: “Trước khi đi mấy ngày, con hồi hộp lắm, hồi hộp tới mức không ngủ được. Sáng hôm đó, con mang theo một cái bánh để ăn lúc đói, 1 cuộn giấy vệ sinh để đề phòng, hai hộp sữa và một bộ quần áo sơ cua”. 

Hai bé say sưa kể về ngày chủ nhật đó, từ 1 tuần trước, hai bé đã chuẩn bị những món quà nhỏ handmade và vét đến đồng tiết kiệm cuối cùng để đóng góp cho chương trình từ thiện.

từ thiện
Giữa sân nắng, các thiện nguyện viên phơi da màu đồng hun kiểu Địa Trung Hải, nhanh chóng gói và phát quà đến những gương mặt đen nhẻm nhưng háo hức, ngượng nghịu nhưng rạng rỡ.

từ thiện
Đoàn từ thiện còn mang cả thỏ từ Hà Nội lên cho đồng bào nuôi để cải thiện đời sống

từ thiện
Tham gia đoàn, có bé Thục Anh, tài năng múa - á quân Got Talent 

từ thiện
Trong một góc tĩnh lặng khác, chiếc máy in ảnh nhanh làm việc hết công suất để in tặng học sinh những bức chân dung để đời, hồn nhiên hơn cả núi rừng.

từ thiện

từ thiện
Nhóm các nhà tạo mẫu tóc làm việc với công suất của những máy khâu chuyên nghiệp, lướt tông tơ trên những mái đầu Mông, Thái, Dao tóc đỏ cháy, dài cượp gáy.

Trong khi những trẻ em bình thường khác được thỏa thích vui đùa hay cùng bố mẹ đưa đi chơi, mua sắm đồ trong trung thu này... thì còn có những đứa trẻ đang phải lặn lội trên nương rẫy, ăn củ khoai, củ sắn qua ngày. Trong thế giới của các em về 1 đêm trăng ăn bánh Trung thu, rước đèn ông sao thật sự là xa xỉ, khi mà nơi đó là những vùng núi miền biên cương xa xôi, thậm chí còn chưa có điện. 

Qua những chuyến đi, nhìn thấy giữa núi rừng vùng cao còn nhiều lắm những người bạn lấm lem mặt mày, “quần áo xấu xấu” ăn những phần cơm cháy xém lạnh ngắt trộn với mấy hạt muối cùng vài cọng rau được gói sơ sài trong những túi nilon hay tàu lá chuối để đem đến trường ăn. Hà Anh bảo: “Con mong các bạn sẽ học giỏi để có cuộc sống tốt hơn”.
Chia sẻ