Cuộc sống của những đứa trẻ cả ngày cắm mặt ở nghĩa trang điện tử

,
Chia sẻ

Nhiều đứa trẻ sống gần khu "nghĩa trang điện tử" Seelampur đã dành cả tuổi thơ của mình để gắn bó với việc "mổ xẻ" các loại linh kiện có giá trị chỉ để đổi lấy bữa ăn cho gia đình.

Cuộc sống của những đứa trẻ cả ngày cắm mặt ở nghĩa trang điện tử

"Nghĩa trang điện tử" Seelampur là một trong những nơi tập trung đồ điện tử bỏ đi lớn nhất Ấn Độ. Nơi đây hiện đang thu hút hơn 30.000 lao động tham gia vào công việc "mổ xẻ" các món đồ điện tử bỏ đi để lấy lại những linh kiện và vật liệu có giá trị.

Thậm chí, rất nhiều em nhỏ cũng sẵn sàng "bán" tuổi thơ ở khu phế liệu này chỉ để đổi lấy một bữa cơm đầy đủ hơn cho gia đình.

Cuộc sống của những đứa trẻ cả ngày cắm mặt ở nghĩa trang điện tử - Ảnh 1.
Được biết, trong khi đồng là kim loại có nhu cầu cao nhất tại Seelampur thì vàng lại là kim loại có giá trị nhất.

Công việc chính của những người lao động nghèo tại Seelampur là tách rời các món đồ điện tử bỏ đi như màn hình máy tính, TV, điện thoại di động,... để thu hồi kim loại có giá trị như đồng, nhôm hay thậm chí là vàng.

Bên cạnh đồ điện tử thì những thứ đồ gia dụng khác bao gồm quạt, tủ lạnh… cũng là "nguyên liệu đầu vào" chủ chốt tại đây, miễn là chúng có thể tách ra được thành phần phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Hàng tấn kim loại sau quá trình "chắt lọc" sẽ được các xưởng phế liệu bán lại cho nhà máy tái chế để tinh chế thành kim loại nguyên liệu sử dụng trong sản xuất công nghiệp.

Cuộc sống của những đứa trẻ cả ngày cắm mặt ở nghĩa trang điện tử - Ảnh 2.
Tiền công của người lao động tại Seelampur đều phụ thuộc vào năng suất và hiệu quả làm việc mỗi ngày.

Tiền công của người "thợ mổ" tại Seelampur không cố định và còn tùy thuộc vào khả năng thu thập kim loại có giá trị từ những "nguyên liệu đầu vào" có sẵn.

Nếu một người có thể tách rời nhiều linh kiện, thu được nhiều kim loại có giá trị cao thì người đó sẽ nhận được nhiều tiền công hơn.

Cuộc sống của những đứa trẻ cả ngày cắm mặt ở nghĩa trang điện tử - Ảnh 3.
Việc tháo dỡ và bóc tách những kim loại có giá trị từ các món đồ bỏ đi đã trở thành một thói quen thường ngày của rất nhiều "thợ mổ".

Công việc "thợ mổ" không chỉ thu hút người lớn mà ngay cả trẻ em tại Ấn Độ cũng rất hào hứng khi được bắt tay vào lao động. Chúng sẵn sàng bỏ học, hoặc thậm chí là từ chối cơ hội đến trường vì đó là điều không cần thiết trong thời buổi vật giá leo thang như hiện nay.

Sahil, một cậu bé 12 tuổi đang làm cùng với mẹ tại một xưởng phế liệu nhỏ cho biết: "Em làm việc cùng mẹ 9 tiếng mỗi ngày để tách nhôm, chì, đồng hay đôi khi cả vàng từ những bảng mạch điện tử cũ. Ông chủ trả 200 rupee (tương đương khoảng 65.000 đồng) cho mẹ em".

Cuộc sống của những đứa trẻ cả ngày cắm mặt ở nghĩa trang điện tử - Ảnh 4.
Những chiếc máy vi tính cũ đang xếp hàng tại Seelampur để chờ được tái chế.

Thậm chí, nhiều người khác còn có thâm niên làm việc rất lâu năm tại khu "nghĩa trang điện tử" cùng cả gia đình. Dường như, công việc này đã trở thành một cái nghề "gia truyền" đối với nhiều thế hệ đang sinh sống tại Seelampur.

Muhammad Hameed, chủ một một xưởng phế liệu cũng chia sẻ thêm: "Tôi đã làm ở đây 40 năm rồi, tách đồng ra từ những bảng mạch điện tử cũ.

Con cái tôi cũng làm tại đây. Chúng tôi cũng kiếm được khá tiền. Chúng không đi học – vì chúng không cần điều đó. Chúng đang kiếm được tiền và đó là điều tôi muốn".

Cuộc sống của những đứa trẻ cả ngày cắm mặt ở nghĩa trang điện tử - Ảnh 5.
Ngoài công việc thu gom các kim loại có giá trị từ đồ gia dụng bỏ đi thì người lao động sẽ chẳng còn bất kì nguồn thu nào khác.

Cuộc sống của những đứa trẻ cả ngày cắm mặt ở nghĩa trang điện tử - Ảnh 6.
Thậm chí, nhiều gia đình còn phát triển công việc này thành nghề "gia truyền" của mình.

Cuộc sống của những đứa trẻ cả ngày cắm mặt ở nghĩa trang điện tử - Ảnh 7.
Tại Seelampur, hầu như gia đình nào cũng "đầu cơ tích trữ" hàng đống bao tải đồ linh kiện bao gồm các kim loại có giá trị để đem bán cho những tay thu mua phế liệu cũ.

Cuộc sống của những đứa trẻ cả ngày cắm mặt ở nghĩa trang điện tử - Ảnh 8.
Người đàn ông này đang đứng giữa một "rừng" phế liệu chuẩn bị đem đi bóc tách.

Cuộc sống của những đứa trẻ cả ngày cắm mặt ở nghĩa trang điện tử - Ảnh 9.
Dọc lối vào khu "nghĩa trang điện tử", đâu đâu cũng thấy hàng đống bao tải phế liệu được chất cao như núi.

Cuộc sống của những đứa trẻ cả ngày cắm mặt ở nghĩa trang điện tử - Ảnh 10.
Ngay cả những đứa trẻ cũng tỏ ra khá hào hứng với công việc "hái" ra tiền này.

Cuộc sống của những đứa trẻ cả ngày cắm mặt ở nghĩa trang điện tử - Ảnh 11.
Thậm chí, chúng còn chẳng thiết tha gì với việc đi học vì còn mải đi làm kiếm tiền cùng cả gia đình.

Cuộc sống của những đứa trẻ cả ngày cắm mặt ở nghĩa trang điện tử - Ảnh 12.
Thay vì cắp sách tới trường như bao đứa trẻ cùng trang lứa thì trẻ em tại Seelampur chỉ biết vùi đầu vào đống đồ điện tử bỏ đi mà thôi!

Theo Soha/Trí thức trẻ

Chia sẻ