Cuộc sống của những đứa trẻ bỏ học đi “săn” bụi vàng ở Ấn Độ

Lê Minh ,
Chia sẻ

Không được đến trường, không có kỹ năng để làm bất cứ việc gì, nhiều đứa trẻ ở Ấn Độ đã chọn công việc tìm kiếm bụi vàng đầy vất vả để kiếm sống.

Được trang bị một chiếc bàn chải và đồ hót rác, cậu bé Mohammad Sallu, 12 tuổi di chuyển dọc theo con phố bán đồ trang sức nơi cậu chờ cho người ta vứt rác ra ngoài. Cậu bé thu thập bụi từ các máng nước, chất bẩn từ các cống rãnh và bụi từ đường phố. Nhưng công việc của Mohammad không phải là người dọn rác đường phố. Cậu bé “săn” những đốm vàng nhỏ xíu từ đống bụi bẩn cậu thu thập được để bán lại cho các tiệm kim hoàn lấy tiền kiếm sống.

Mohammad không phải là người duy nhất làm công việc này. Tại khu vực bán đồ trang sức của Kolkata, miền đông Ấn Độ, có rất nhiều cậu bé trạc tuổi như Mohammad quét dọn đường phố mỗi ngày để tìm những hạt kim loại quí giá ẩn trong những đám bụi bẩn và họ được gọi là Newaras.

Mohammad cho biết: “Cháu đã nhặt rác bụi vàng đã ba năm nay và cháu đã trở thành một chuyên gia trong công việc này. Cháu thu thập tất cả mọi thứ, bụi bẩn, đá. Cháu sẽ bán vụi vàng cho các thợ kim hoàn, họ trả tiền cho cháu rất hào phóng”.

Cuộc sống của những đứa trẻ bỏ học đi “săn” bụi vàng ở Ấn Độ 1
Trẻ em chà bụi bẩn trên đường phố để thu thập bụi vàng từ 2000 xưởng đồ trang sức ở Kolkata, miền đông Ấn Độ sau đó bán lại cho các tiệm kim hoàn

Cuộc sống của những đứa trẻ bỏ học đi “săn” bụi vàng ở Ấn Độ 2
Newaras là tên gọi những người làm công việc thu thập bụi vàng từ rác bẩn

Cuộc sống của những đứa trẻ bỏ học đi “săn” bụi vàng ở Ấn Độ 3
Dù công việc rất vất vả và khó khăn, những 
Newaras rất tự hào với công việc của họ

Cuộc sống của những đứa trẻ bỏ học đi “săn” bụi vàng ở Ấn Độ 4
Newaras dùng axit để hòa tan các tạp chất để giữ lại những hạt vàng nguyên chất

Cuộc sống của những đứa trẻ bỏ học đi “săn” bụi vàng ở Ấn Độ 5
Một đốm bụi vàng hiện ra sau khi loại bỏ tạp chất 

Có khoảng 200 Newaras ở Kolkata. Họ kiếm được khoảng 2.000 rúp (khoảng 70.000 VND) mỗi ngày nhờ bán bụi vàng.

Kumar Sunny, 23 tuổi, đang nuôi 5 anh chị em và bà mẹ góa bụa cho biết: “Tôi không được đi học nên chẳng có kiến thức gì, cha tôi và ông tôi đã làm công việc này trước đó. Sau khi cha tôi qua đời năm tôi 8 tuổi, tôi bắt đầu làm công việc này để nuôi sống gia đình. Tôi không thể ngừng làm công việc này, nó đã truyền từ cha tôi sang tôi và dù sao tôi cũng không đủ kỹ năng để làm bất cứ công việc nào khác”.

Các Newaras bắt đầu công việc vào buổi sáng sớm khi họ làm sạch đường phố bằng bàn chải. Họ vớt rác từ cống với một cây chổi, sau đó rửa sạch bùn bằng axit cho đến khi bụi được tách ra. “Chúng tôi thu thập bụi bẩn từ các máng. Mặc dù những miếng vàng có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt nhưng các hạt mịn sẽ được tách ra dễ dàng sau khi rửa bùn bằng một axit đặc biệt”, Kumar nói. “Axit làm tan tất cả mọi thứ kể cả các kim loại khác chỉ để lại bụi vàng lung linh. Sau đó chúng tôi lấy nó ra và bán cho các tiệm kim hoàn”.

Bất chấp những khó khăn do điều kiện công việc, các Newaras rất tự hào về những gì họ làm. So với những người cùng tuổi , mặc dù không được đến trường nhưng họ tin rằng họ đang kiếm tiền rất tốt.

Cuộc sống của những đứa trẻ bỏ học đi “săn” bụi vàng ở Ấn Độ 6
Một thợ kim hoàn đang gia công chiếc vòng bằng vàng trên xưởng làm việc tại Kolkata

Cuộc sống của những đứa trẻ bỏ học đi “săn” bụi vàng ở Ấn Độ 7
Nhưng dù làm việc cẩn thận đến đâu những thợ kim hoàn này cũng làm rơi một ít bụi vàng mà sau đó sẽ được các 
Newaras thu thập lại.

Mohammad Shera, 13 tuổi, bỏ học khi lên 8 tuổi, cho biết: “Cháu không nghĩ rằng cháu có thể kiếm được nhiều tiền hơn nếu cháu đi học hay làm những việc khác. Vàng không bao giờ gây thất vọng cho chúng ta. Trong mỗi thùng rác bẩn chúng cháu đều tìm thấy bụi vàng. Công việc tuy mệt mỏi nhưng phần thưởng tốt đẹp nhất là chúng cháu có tiền khi kết thúc một ngày”.

Vàng được đánh giá cao ở Ấn Độ và nước này là quốc gia mua vàng lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Hầu hết các gia đình chi tiền tiết kiệm của họ vào việc mua sắm trang sức bằng vàng như một cách để thể hiện vị trí cao trong xã hội Ấn Độ.

Theo Dailymail 

Chia sẻ