Cứ 10 trẻ thì có 5 trẻ bị hàm răng đôi do thói quen chiều con khi ăn của cha mẹ

Tú Uyên,
Chia sẻ

Ngày nay, trật tự thay răng của trẻ bắt đầu rối loạn, nhiều trẻ răng sữa chưa kịp rụng, răng vĩnh viễn đã mọc, tạo ra "hàm răng đôi".

Răng sữa rụng, sau đó răng vĩnh viễn mới mọc, đó là điều bình thường mà bất cứ đứa trẻ nào cũng phải trải qua trong độ tuổi khoảng 6, 7 tuổi. Nhưng ngày nay, trật tự thay răng của trẻ bắt đầu rối loạn, răng sữa chưa kịp rụng, răng vĩnh viễn đã mọc, tạo ra "hàm răng đôi".

Khi tình trạng này xảy ra, chỉ còn cách là nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ bằng cách nhổ răng sữa của trẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và mỹ quan của hàm răng.

Tại bệnh viện Nhi Đồng, khoa răng hàm mặt, Hàng Châu (Trung Quốc), cậu bé 7 tuổi tên Tiểu Thiên vừa được bác sĩ nhổ răng xong, khi thuốc gây tê hết công hiệu, cậu bé bắt đầu cảm thấy đau buốt cả hàm răng, bởi vì không thể chịu đựng cơn đau nên Tiểu Thiên nhào vào lòng bà nội khóc nức nở.

Bác sĩ Tiền Hiểu Vân cho biết: "Kể từ tháng 11/2017 đến nay, tôi đã nhổ cho bé Tiểu Thiên tổng cộng khoảng 4 cái răng, nguyên nhân là vì răng sữa của cậu bé chưa rụng, nhưng răng vĩnh viễn đã mọc".

Cứ 10 trẻ thì có 5 trẻ bị hàm răng đôi do thói quen chiều con khi ăn của cha mẹ - Ảnh 1.

"Trường hợp trẻ mọc hàm răng đôi không phải là hiếm, trong số 10 trẻ tôi gặp thì có 5 trẻ gặp tình trạng tương tự" (Ảnh minh họa).

Trong trường hợp bình thường, quá trình thay răng của trẻ là sau khi răng sữa lung lay và được nhổ đi, răng vĩnh viễn sẽ mọc thay thế, răng sữa khi rụng không còn chân răng. Quá trình thay thế răng sữa thành răng vĩnh viễn cũng được thực hiện theo quy tắc nhất định. Thông thường, răng hàm dưới sẽ mọc trước, bốn chiếc răng trước cửa hàm dưới sau khi được thay thế hoàn toàn, răng hàm trên mới bắt đầu mọc.

Bác sĩ Vân giải thích: "Trường hợp trẻ mọc hàm răng đôi không phải là hiếm, trong số 10 trẻ tôi gặp thì có 5 trẻ gặp tình trạng tương tự. Có trường hợp khá hơn là răng sữa của trẻ đã lung lay, cũng có trường hợp tệ hơn là răng sữa không có dấu hiệu lung lay hay sắp rụng, tôi đành phải can thiệp bằng cách nhổ răng sữa của trẻ. Tại sao tình trạng trẻ mọc răng đôi ngày càng nhiều? Nguyên nhân là do các bậc phụ huynh nuôi dạy trẻ quá tỉ mỉ, thậm chí là nuông chiều trẻ, gây ra hệ lụy xấu đối với trẻ".

Hiện nay, cha mẹ thường quá cẩn thận khi cho con ăn uống. Cha mẹ thường cắt hoa quả thành từng miếng cho trẻ ăn, khiến tỉ lệ trẻ sử dụng răng sữa trước cửa rất ít, khả năng mài mòn kém, thường dẫn đến gốc răng sữa tiếp nhận không hết, thậm chí là không được tiếp nhận sự mài mòn, do đó xuất hiện hiện tượng "hàm răng đôi", răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc lên.

Qua tìm hiểu thông tin từ bà nội của bé Tiểu Thiên, bác sĩ Vân được biết, từ nhỏ Tiểu Thiên đã rất kén ăn, nên người nhà càng quan tâm và chiều chuộng cậu bé, các loại thức ăn đều được xay kỹ, hoa quả thì ép thành nước, rất ít có cơ hội được dùng răng để cắn, nhai.

Cứ 10 trẻ thì có 5 trẻ bị hàm răng đôi do thói quen chiều con khi ăn của cha mẹ - Ảnh 2.

Thức ăn được chế biến quá tỉ mỉ, quá mềm, nên gốc răng sữa không nhận được yếu tố kích thích, không có cơ hội tập luyện, khe răng liên kết chặt chẽ nên răng sữa không dễ rụng (Ảnh minh họa).

Bác sĩ Vân cho biết: "Răng cũng giống như cơ bắp, nếu tập luyện thường xuyên sẽ phát triển, nếu không dùng sẽ teo lại, trong giai đoạn trẻ nhỏ mọc răng, trẻ phải sử dụng và rèn luyện răng, nếu không răng vĩnh viễn sẽ không có thời gian và không gian để phát triển đều đặn, khiến cả hàm răng bị xô lệch, không đẹp mắt, thậm chí gây ra tình trạng hàm răng đôi".

Quá trình hình thành "hàm răng đôi" có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng

- Nếu trẻ được bổ sung dinh dưỡng quá nhiều, thậm chí dư thừa dinh dưỡng sẽ khiến phôi răng phát triển sớm, gây ra tình trạng răng sữa chưa rụng, răng vĩnh viễn đã mọc.

- Thức ăn được chế biến quá tỉ mỉ, quá mềm, nên gốc răng sữa không nhận được yếu tố kích thích, không có cơ hội tập luyện, khe răng liên kết chặt chẽ nên răng sữa không dễ rụng.

Ảnh hưởng của "hàm răng đôi"

Nhiều bậc cha mẹ tin rằng, răng sữa của trẻ sớm muộn cũng phải gãy, cho dù răng có mọc thành 2 hàng cũng không liên quan, nghĩ như vậy là không chính xác.

"Hàm răng đôi" không có lợi cho việc làm sạch răng, bàn chải đánh răng không chải vào sâu được, vi khuẩn giữa 2 hàng răng có thể gây nướu răng, sâu răng và nó cũng khiến răng vĩnh viễn không thể sắp xếp ở vị trí bình thường, khiến hàm răng không đều. Muốn trẻ có hàm răng đều đẹp, cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen tự nhai cắn thức ăn.

Cứ 10 trẻ thì có 5 trẻ bị hàm răng đôi do thói quen chiều con khi ăn của cha mẹ - Ảnh 3.

Muốn trẻ có hàm răng đều đẹp, cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen tự nhai cắn thức ăn (Ảnh minh họa).

Ngoài vấn đề thay răng, cha mẹ nào cũng hi vọng con có những chiếc răng khỏe và hàm răng đều đẹp. Một số phụ huynh sẽ hỏi tại sao răng vĩnh viễn mới mọc không được mịn màng, nó có phát triển tốt không?

Nói chung, răng vĩnh viễn mới mọc sẽ có hình dạng lượn sóng hoặc lởm chởm, bởi vì răng được hình thành bởi sự hợp nhất của một số chất trong quá trình phát triển, đó là một hiện tượng tự nhiên.

Hơn nữa do thể tích răng sữa rụng tương đối nhỏ, và răng vĩnh viễn mọc tương đối rộng, có thể lúc này khe hở để răng mọc ra không đủ, hiện tượng sắp xếp không ngay ngắn. Trong trường hợp này, cha mẹ không cần quá lo lắng, kích thước to nhỏ của răng sẽ không thay đổi sau khi mọc răng, nhưng hàm sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng, sau khi có đủ độ hở, vị trí của răng có thể tự điều chỉnh ngay ngắn.

Nếu cha mẹ muốn con cái có một hàm răng đẹp, bạn nên cho con ăn một số hạt thô, thức ăn giàu chất xơ hoặc thức ăn cứng để giúp trẻ sử dụng răng nhiều hơn, với mục đích kích thích sự phát triển của cả hàm răng.

Nguồn: Sohu

Chia sẻ