Cơn đau đầu buổi sáng có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hoặc do những nguyên nhân này gây ra

N. Thúy,
Chia sẻ

Tỉnh dậy buổi sáng với tâm trạng khoan khoái, khỏe khoắn là điều tuyệt vời nhất. Thế nhưng có những người lại tỉnh dậy với cơn đau đầu buổi sáng khó chịu.

Đau đầu vào buổi sáng thức dậy không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động khác trong ngày. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau đầu buổi sáng bạn đang phải chịu nhưng đáng tiếc là bạn không thể nắm được tất cả nguyên nhân.

Cơn đau đầu buổi sáng có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hoặc do những nguyên nhân này gây ra - Ảnh 1.

Thông thường, đau đầu buổi sáng rất dễ khắc phục nhưng trong những trường hợp hiếm hoi, cơn đau đầu buổi sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng, như khối u não hoặc phình mạch. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau đầu thường xuyên xuất hiện vào buổi sáng. Tùy từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Cơn đau đầu buổi sáng có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hoặc do những nguyên nhân này gây ra - Ảnh 2.

Một số nguyên nhân khi nghe nói thì tưởng chừng không liên quan đến cơn đau đầu nhưng thực chất nó cũng có thể làm cho đầu bạn muốn "nổ tung" vào buổi sáng.

1. Không ngủ đủ giấc

Cơ thể bạn cần 7-8 giờ/đêm để hoạt động bình thường vào ngày hôm sau. Vì vậy, nếu ngủ ít hơn (ngủ không đủ), cơ thể có thể bị rơi vào "chế độ hoảng loạn".

Salvatore Napoli, bác sĩ thuộc Trung tâm Khoa học thần kinh New England cho biết: "Khi ngủ một giấc ngủ quá ngắn, một loạt các hormone 'chiến đấu hay là chạy' (adrenaline, norepinephrine, cortisol…) trong cơ thể bạn được kích hoạt bùng phát, dẫn đến gia tăng nhịp tim, huyết áp cao và căng thẳng. Và tất cả những điều đó có thể gây ra đau đầu".

Giải pháp: Bạn có thể ngủ thêm một chút, khoảng 20-30 phút để cơ thể được nghỉ ngơi và các chức năng trở lại bình thường. Một giấc ngủ quá dài lúc này không phải là giải pháp tối ưu hơn vì nó có thể làm cho bạn mệt mỏi, cơn đau đầu sẽ càng tồi tệ. Bạn nên duy trì thời lượng giấc ngủ ổn định để không còn đau đầu vào ngày hôm sau.

Cơn đau đầu buổi sáng có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hoặc do những nguyên nhân này gây ra - Ảnh 3.

2. Bạn ngủ quá nhiều

Nếu như ngủ không đủ giấc ngủ có thể gây ra cơn đau đầu buổi sáng thì ngủ quá nhiều cũng có tác hại tương tự như vậy. "Ngủ nhiều hơn 9 giờ vào ban đêm có thể cũng là nguyên nhân gây ra giảm lượng hormone serotonin. Mức serotonin thấp có thể làm giảm lưu lượng máu đến não và gây ra nhức đầu" bác sĩ Napoli giải thích.

Giải pháp: Cách tốt nhất bạn có thể thay đổi điều này là thức dậy sau giấc ngủ 7-8 tiếng đồng hồ. Nhiều người thường gặp cơn đau đầu vào cuối tuần mà không rõ vì sao, thực chất lại chính là do họ đã ngủ quá nhiều. Vì vậy, đặt báo thức vào cuối tuần có thể giúp ích cho bạn.

Cơn đau đầu buổi sáng có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hoặc do những nguyên nhân này gây ra - Ảnh 4.

3. Cơ thể sản sinh ra ít hormone endorphins

Endorphins là hormone tạo cảm giác tốt và thường được cơ thể sản sinh ra trong cả ngày nhưng vào lúc sáng sớm là thấp nhất. Đối với một số người, tình trạng hormone endorphins quá thấp chính là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu.

Bác sĩ Mark Khorsandi, làm việc tại Trung tâm cứu trợ Migraine ở Dallas và Fort Worth lý giải: Mức độ endorphin thấp có thể ảnh hưởng đến mức độ các chất dẫn truyền thần kinh khác (như serotonin) làm cho mạch máu bị thu hẹp. Sự thu hẹp mạch máu làm giảm lưu lượng máu đến não, có thể gây đau đầu. Đáng tiếc là các chuyên gia chưa thể lý giải tại sao chỉ có một số người gặp phải tình trạng này chứ không phải tất cả.

Giải pháp: Bác sĩ Mark Khorsandi khuyên bạn nên tập thể dục buổi sáng để ngăn chặn cơn đau đầu xuất hiện vì tập thể dục sẽ giúp kích thích giải phóng endorphins nhiều hơn.

Cơn đau đầu buổi sáng có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hoặc do những nguyên nhân này gây ra - Ảnh 5.

4. Bạn uống nhiều rượu vào tối hôm trước

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến đau đầu vô cùng vào sáng hôm sau. Theo bác sĩ Khorsandi, một vài đồ uống có cồn như rượu có thể làm bạn mất nước, làm giảm lượng máu chảy vào não, dẫn đến tổn thương não. Rượu cũng có thể làm cho bạn không thể ngủ ngon giấc - một nguyên nhân khác gây ra đau đầu.

Giải pháp: "Cách tốt nhất để bắt đầu cảm thấy tốt hơn là uống nhiều nước lọc hoặc đồ uống có chất điện phân (như Gatorade) để giảm tác hại của rượu", bác sĩ Khorsandi cho biết. Uống nước chanh cũng có thể giúp gan của bạn xử lý rượu hiệu quả hơn, cơn đau đầu giảm đi đáng kể.

Cơn đau đầu buổi sáng có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hoặc do những nguyên nhân này gây ra - Ảnh 6.

5. Bạn đã ngủ ngáy vào đêm hôm trước

Bác sĩ Khorsandi nhận định: "Ngáy như lò rèn" là một trong những triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ - tình trạng có thể khiến bạn thở hổn hển, do thiếu không khí, thậm chí tạm ngừng thở trong suốt cả đêm khi đang ngủ. Những cơn nghẹt thở này chỉ kéo dài trong vài giây, nhưng chúng có thể dẫn đến việc thiếu oxy đi vào não.

Các chuyên gia không hoàn toàn chắc chắn lý do tại sao điều này có thể dẫn đến nhức đầu nhưng một số chuyên gia lý luận rằng tình trạng oxy cung cấp cho não ít đi có thể gây giãn mạch máu trong não, tăng lưu lượng máu và áp lực trong đầu của bạn có thể gây ra đau đầu.

Giải pháp: Có thể bạn không nhận ra mình bị ngưng thở khi ngủ, đặc biệt nếu bạn ngủ một mình. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe đầy đủ và kiểm soát tình hình tốt hơn.

Cơn đau đầu buổi sáng có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hoặc do những nguyên nhân này gây ra - Ảnh 7.

Ngoài những nguyên nhân nói trên, bạn cần nắm được một số yếu tố gây đau đầu vào buổi sáng khác như:

- Bạn đang chán nản: Các cơn nhức đầu liên quan đến trầm cảm có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Đó là bởi vì trầm cảm có thể là do mức độ hormone serotonin trong cơ thể đang bị thấp, đặc biệt là vào buổi sáng.

- Bạn bị huyết áp cao: Khi bạn bị cao huyết áp - được định nghĩa là 140/90mmHg hoặc cao hơn - máu thực sự gây áp lực lên đầu bạn. Và áp lực đó là một nguyên nhân phổ biến gây ra nhức đầu. Trong trường hợp bị huyết áp quá cao, bác sĩ sẽ đề nghị thay đổi lối sống như chế độ ăn kiêng và tập thể dục, hoặc kê toa thuốc huyết áp thích hợp.

(Nguồn: WomenHealth/Preve)

Chia sẻ