Chuyện những bà hoàng hậu cho đế vương "ăn" bạt tai như thường, tình địch cũng phải sợ chết khiếp

Bom,
Chia sẻ

Việc giữ chồng ở thời phong kiến là một điều không tưởng. Thế mà những bà Hoàng hậu dưới đây vẫn dùng đủ chiêu để chồng một lòng một dạ với mình, kể cả những chiêu hiểm độc nhất.

Thời nay, nam nữ bình đẳng, luật pháp đã quy định một vợ, một chồng mà vẫn có nhiều ông chồng thích "lách luật" có bồ nhí, ngoại tình bừa bãi khiến các cô vợ cứ phải lao đao tìm cách giữ. Ở thời xưa, sống dưới chế độ phong kiến, người vợ không những phải chấp nhận chồng ngoại tình công khai mà còn phải ủng hộ việc chồng lấy vợ lẽ, chồng nạp thiếp liên tục. Việc giữ chồng ở cái thời ấy là một điều không tưởng. Thế mà những bà Hoàng hậu dưới đây vẫn dùng đủ chiêu để chồng một lòng một dạ với mình, kể cả những chiêu hiểm độc nhất.

Dằn mặt tình địch, chồng "ăn" bạt tai cảnh cáo

Hoàng đế Tống Nhân Tông Triệu Trinh làm vua thời Bắc Tống nổi tiếng là ông vua nhân đức. Tuy nhiên, dù là vị Hoàng đế nhân đức cỡ nào thì trong cung cũng không thể thiếu các cung tần mỹ nữ. Vì thế, dù ngay sau khi lên ngôi, Triệu Trinh đã phong cho Quách thị, người vợ ông lấy từ khi còn là Thái tử lên làm Hoàng hậu nhưng ông rất "lơ là" với bà cả.

Trong khi đó, Triệu Trinh sủng ái hai mỹ nhân họ Thượng và họ Dương. Thấy Hoàng đế yêu chiều, Thượng thị và Dương thị không coi Hoàng hậu ra gì, còn hay nói xấu sau lưng Hoàng hậu với Triệu Trinh. Quách Hoàng hậu cho rằng, họ Thượng và họ Dương hỗn láo là do Hoàng đế quá yêu chiều nhưng thân là thê thiếp bà cũng không thể đem Hoàng đế ra chửi mắng được, chỉ đành nuốt giận vào trong lòng, cố gắng chịu đựng.

Đến Đế vương cũng bị vợ cho ăn bạt tai, lịch sử đã chứng minh: vợ luôn đúng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cho tới một hôm, Quách Hoàng hậu có việc tới cung của Hoàng đế. Khi tới cửa thì nghe thấy tiếng cười đùa của Hoàng đế cùng hai mỹ nhân kia vọng từ bên trong ra. Tới gần hơn, Quách Hoàng hậu mới nghe thấy rằng, hai ả đang nói xấu mình. Không kìm được lửa giận, Quách Hoàng hậu đẩy cửa xông về phía hai cô mỹ nữ, giống như một bà vợ xông vào bắt quả tang chồng ngoại tình.

Theo phản xạ tự nhiên, Triệu Trinh thấy Hoàng hậu xông về phía hai mỹ nhân của mình, mới đưa người ra che. Không kịp thu "chưởng", Hoàng đế "ăn" trọn toàn bộ cái tát với bao nhiêu căm tức phẫn nộ và uất hận dồn của Hoàng hậu. Ông vua nhà Tống được một phen choáng váng mặt mày vì đòn ghen của bà vợ cả. Tống Nhân Tông có lẽ là ông vua duy nhất bị ăn bạt tai vì thói trăng hoa của mình.

Dùng chiêu không ăn được thì đạp đổ

Chu Kiến Thâm được lập Thái tử lúc còn nhỏ, nhưng luôn bị người chú và quan thần nhiều lần phế truất. Bởi vậy, Chu Kiến Thâm sợ hãi, không dám tiếp xúc với mọi người, cam tâm sống cuộc sống rất buồn tẻ vì luôn lo sợ bị ám hại.

Trong thời gian này, chỉ có cung nữ Vạn Trinh Nhi, lớn hơn Chu Kiến Thâm 17 tuổi luôn ở bên cạnh chăm sóc, an ủi. Khi Chu Kiến Thâm mới sinh, cung nữ Vạn Trinh Nhi được cử tới chăm sóc, bởi vậy sau này bà là người an ủi và trở thành chỗ dựa tinh thần của Chu Kiến Thâm.

Sử sách ghi chép viết: Vạn Trinh Nhi giữ một vai trò phức tạp với Chu Kiến Thâm như vừa là chị, là mẹ, là bạn, là nô tì, cũng là người tình. Sau khi lên ngôi hiệu là Minh Hiến Tông, Chu Kiến Thâm đã tìm cách đền ơn báo đáp Vạn Trinh Nhi. Do tuổi tác của Vạn Trinh Nhi quá cao nên không thể lập vị Hoàng Hậu, vì vậy Chu Kiến Thâm đã phong Vạn Trinh Nhi là Hoàng Quý Phi. Mặc dù lớn tuổi, nhưng Vạn Trinh Nhi vẫn được vua yêu chiều, vì vậy Hoàng Hậu đã nổi cơn ghen định hãm hại, nhưng do được Vua sủng ái, nên rốt cuộc Hoàng Hậu chính là người đã bị trừng phạt và phế truất.

Khi Vạn Trinh Nhi 37 tuổi đã sinh hạ cho Chu Kiến Thâm một Hoàng tử, nhưng chỉ sau một năm đã yểu tử và lúc này Vạn Trinh Nhi không còn khả năng sinh con. Vì vậy, bà đã hãm hại tất cả tì thiếp, cung nữ nào có thai với Vua cũng như những đứa trẻ sinh ra. Cung nữ họ Kỷ đã sinh hạ cho vua một Hoàng tử, liền bị Vạn Trinh Nhi hãm hại. Nhưng đứa trẻ may nhờ các quan trong Triều và Hoàng Thái Hậu bảo vệ nghiêm ngặt, nên mới sống sót và sau này trở thành Minh Hiếu Tông.

Hoàng hậu cao tay nhất trong lịch sử khiến Hoàng đế "ngoan ngoãn" tuân thủ chế độ "một vợ, một chồng" duy nhất thời phong kiến

Độc Cô hoàng hậu là vị Hoàng hậu duy nhất dưới thời Tùy Văn Đế Dương Kiên, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc.

Độc Cô Hoàng hậu vốn xuất thân danh giá, là con gái của Độc Cô Tín, một vị khai quốc công thần của Bắc Chu. Bà cũng là người được học hành đến nơi đến chốn.

Vì quý mến chàng trai tên Dương Kiên, con trai trưởng của Dương Trung Đại tướng quân, Độc Cô Tín quyết gả con gái rượu cho anh ta. Sau này, khi Dương Kiên lên ngôi nhờ được lòng dân, ông đã lập Độc Cô thị làm hoàng hậu.

Độc Cô hoàng hậu được đánh giá cao là người có tài trí hơn người. Bà luôn đặt sự hưng thịnh của quốc gia lên hàng đầu, coi dân như con. Chính bởi vậy mà Hoàng đế vẫn luôn dành một sự kiêng nể nhất định với bà. Thậm chí, một số việc triều chính bà cũng được quyền can dự.

Đến Đế vương cũng bị vợ cho ăn bạt tai, lịch sử đã chứng minh: vợ luôn đúng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Độc Cô Hoàng hậu cho rằng việc lập thiếp, sinh con chính là mầm họa cho gia đình và xã tắc sau này. Theo bà, khi có năm thê bảy thiếp, sẽ không thể tránh khỏi những mối bất hòa phát sinh. Hơn nữa, việc này cũng khiến các quan đại thần tốn nhiều công sức cũng như tiền bạc vào việc tề gia. Như vậy sao có thể còn thời gian để chuyên tâm vào việc quốc gia đại sự.

Với Hoàng đế, nếu chỉ biết ngày đêm hoan lạc với hàng ngàn cung tần mỹ nữ trong tam cung lục viện, liệu có còn sức và lực để lo việc chính sự, bình thiên hạ?

Chính bởi những lý lẽ đó mà bà kịch liệt phản đối chuyện đàn ông năm thê bảy thiếp. Sau khi được sắc phong Hoàng hậu, bà đã yêu cầu vua Văn Đế không được quá ham mê sắc dục, chỉ rõ cho các quan đại thần và dân chúng thấy cái hại của chế độ đa thê.

Thậm chí, bà còn thuyết phục Hoàng đế đưa hình phạt giáng chức hoặc phế đối với các đại thần trong triều vợ chưa chết mà lấy vợ khác và có con.

Là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có nhiều cống hiến cho sự hưng thịnh của đất nước song Độc Cô Hoàng hậu lại rất hiểm độc. Trong chốn thâm cung, các cung tần mỹ nữ cũng khó có cơ hội nhìn thấy Hoàng thượng dù chỉ một lần chứ chưa dám nghĩ tới việc được ân sủng.

Một lần, khi Độc Cô Hoàng hậu bệnh nhẹ đang ở trong cung nghỉ ngơi, vua Tùy đã cùng đám nội thị đi hầu lẻn tới thăm các cung, viện. Tới cung Nhân Thọ, một cung nữ trẻ tuổi khi thấy Tùy Văn Đế liền sợ hãi cúi đầu. Nhưng chính sự đáng yêu đó đã khiến trái tim Hoàng đế lạc nhịp mà nổi lòng ham muốn bèn ân sủng.

Độc Cô Hoàng hậu khi biết chuyện đã rất tức giận, nhân lúc Văn Đế ra ngoài liền đích thân đến nơi sai người đánh chết cung nữ đó. Hoàng đế biết tin vô cùng tức giận song vì nể sợ bà nên đành dong ngựa bỏ lên núi giải sầu.

Tổng hợp

Chia sẻ