"Chơi mà học" cho bé từ 0 - 3 tháng

Thúy Phạm,
Chia sẻ

Bác sỹ Jamie Loehr và Jen Meyers, tác giả của cuốn sách "Raising Your Child" khuyên bạn nên thực hiện các hoạt động sau để khuyến khích phát triển nhận thức cho bé.

Đọc cho bé nghe

Bạn nên chăm chỉ đọc cho bé nghe, thậm chí là với bé đang trong giai đoạn sơ sinh. Những cuốn sách nhiều hình ảnh với màu sắc tươi sáng và độ tương phản mô hình cao sẽ thu hút sự chú ý của bé. Không chỉ thích nhìn những hình ảnh ấy mà bé còn thích nghe giọng nói của bạn.

Ngay từ khi mới lọt lòng, được nghe bố mẹ đọc truyện có tác dụng giúp cho trẻ phát triển trí tuệ rất tốt. Mặc dù chưa hiểu được về nội dung của truyện, nhưng với những cuốn truyện tranh về con vật, nhiều màu sắc hấp dẫn, truyện có nhiều tranh ảnh phong phú… cũng giúp trẻ phát triển về nhận thức được màu sắc, thiên nhiên … tạo cho bé có được một thói quen thích được nghe truyện, gây hứng thú khi được nghe giọng đọc quen thuộc, kích thích trẻ nhận biết và quan sát đồ vật.

"Chơi mà học" cho bé từ 0 - 3 tháng  1

Nói chuyện với bé

Nhìn vào nụ cười của bé và tham gia các cuộc hội thoại với bé từ khi được sinh ra sẽ khuyến khích trẻ lắng nghe và cảm thấy thích thú. Không những thế, khi mẹ chủ động giao tiếp với bé từ khi còn nhỏ, sau này lớn lên bé sẽ phản xạ và tư duy nhanh hơn. Đồng thời bé sẽ học được cách phân tích sự việc xung quanh và bày tỏ được quan điểm của mình, thêm nữa bé còn chủ động trong giao tiếp sau này.

"Chơi mà học" cho bé từ 0 - 3 tháng  2

Treo một món đồ chơi di động ở trên giường của bé

Treo một món đồ chơi di động (chẳng hạn như hộp nhạc quay) phía trên giường ngủ hoặc trong nôi sẽ thu hút sự chú ý của bé. Ngoài ra, tạo một khu vực vận động trên sàn với một số đồ chơi treo, cho bé nằm bên dưới để bé có thể nhìn và dễ dàng tiếp cận.
 
"Chơi mà học" cho bé từ 0 - 3 tháng  3


Treo gương

Đặt một chiếc gương ở bên cạnh giường, cũi hoặc bên cạnh bàn gần nơi bé nằm để bé có thể nhìn thấy khuôn mặt của mình. Bé sẽ thấy thích thú và hấp dẫn khi nhìn thấy những cử động của chính mình trong gương.

Có nhiều bà mẹ muốn dạy con cách cười với mọi người và họ đã để đứa bé nhìn thấy mình trong gương mỗi khi ngủ dậy. Trẻ sẽ nhận thấy có một người bạn và bắt đầu cười. Dần dần, điều này sẽ trở thành thói quen, trẻ sẽ biết cách gây sự chú ý và thân thiện hơn với mọi người quanh mình.

"Chơi mà học" cho bé từ 0 - 3 tháng  4


Chơi với đồ chơi có âm thanh

Cho bé chơi với các đồ chơi tạo ra âm thanh khác nhau, bao gồm đồ chơi phát nhạc, gây tiếng ồn... khi chạm vào. Bé sẽ học được rằng nhấn các đồ chơi sẽ làm cho tiếng ồn phát ra.

Một số đồ chơi có âm thanh ồn ào cũng làm cho trẻ bắt đầu chú ý, giúp bé học cách lắng nghe âm thanh như: cái trống, lúc lắc và nhiều đồ chơi phát ra âm thanh khác.

"Chơi mà học" cho bé từ 0 - 3 tháng  5

Hát cho bé nghe

Hãy hát cho bé nghe! Đừng giới hạn mình bởi các bài hát cho thiếu nhi chỉ đơn giản vì bé là một em bé. Con của bạn sẽ yêu bất cứ giai điệu nào bạn hát cho chúng, vì thế bạn có thể lựa chọn một thể loại hay bài hát nào đó mà bạn cũng thích nghe.

Hiện đã có nhiều nghiên cứu cho rằng, từ khi sinh ra nếu một em bé được tiếp xúc nhiều với âm nhạc thì hệ thần kinh sẽ phát triển nhanh nhạy, nhất là trong những năm đầu.

Khi con còn nhỏ, dây thần kinh âm thanh được phát huy nhiều nhất. Sau đó mới đến những hình ảnh hoặc lời nói.

Các kết nối này được thực hiện ngay trong não bộ của bé và việc tiếp xúc với âm nhạc này sẽ rất có lợi cho con để phát triển tiềm năng trong việc học tập sau này.

"Chơi mà học" cho bé từ 0 - 3 tháng  6



Một số trò chơi sau đây có thể giúp bé thông minh theo năm tháng, các mẹ đừng bỏ qua nhé!
"Chơi mà học" cho bé từ 0 - 3 tháng  7
Chia sẻ