Cho con học tiếng Anh sớm là “hại” con?

Saga,
Chia sẻ

Nhiều ý kiến cho rằng: Trẻ còn chưa “sõi” tiếng Việt, học tiếng Anh làm gì. Trong khi đó, có rất nhiều bố mẹ đưa các bé ở độ tuổi mẫu giáo đi học tiếng Anh ở trường mầm non, ở các trung tâm tiếng Anh.

Cách đây ít lâu, thày giáo dạy tiếng Anh nổi tiếng Thái Bá Tân có chia sẻ quan điểm rằng “Không bắt con học tiếng Anh", tới tầm 15 tuổi (lớp 10) mới cần bắt đầu học, và chỉ cần học trong 3 năm là “đủ dùng". Bài viết của ông trên Facebook thu hút được hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận.

Cho con học tiếng Anh sớm là “hại” con? - Ảnh 1.

Thầy giáo Thái Bá Tân phản đối việc học tiếng Anh sớm

Chưa nói sõi tiếng Việt thì không nên học tiếng Anh?

Một số bạn bè và người theo dõi (followers) cũng đồng tình với quan điểm của nhà thơ kỳ cựu.

Chị Ngà Trần chia sẻ: “Khuyên các bác không cho con học thêm tiếng Anh, đặc biệt khi còn nhỏ. Tốn tiền, tốn thời gian của bố mẹ và các cháu. Mà kết quả thì gần như con số không.”

Ông bố có nick “Mai Duc Minh" thì tag vợ của mình và nhắc nhở vợ “chú ý cho con học ít thôi nhé".

Cho con học tiếng Anh sớm là “hại” con? - Ảnh 2.

Một bạn trẻ có tên Facebook “Thieu Jank" gật gù tán thưởng: “Cám ơn bác cháu cũng cùng quan điểm với bác".

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến không đồng lòng với quan điểm trên của nhà văn, dịch giả, thày giáo Thái Bá Tân.

Bạn “Viet NguyenHoang" nêu quan điểm: “Thầy Tân có kinh nghiệm của thầy Tân, người học TA rất muộn mà vẫn siêu. Tuy nhiên xã hội giờ đã khác,việc học tiếng Anh của trẻ em càng nhỏ càng tốt, hãy tham khảo các ý kiến chuyên gia trên thế giới. Nhắc lại, hãy cho con bạn học tiếng Anh càng sớm càng tốt, kể cả chưa biết tiếng Việt.”

Cho con học tiếng Anh sớm là “hại” con? - Ảnh 3.

Ông “Thanh Phuc", một người Việt sống ở Đức cho hay: “Các con tôi đều được sinh ra ở Đức… Học tiếng Anh thì ngay từ lớp mẫu giáo người ta đã khuyến khích bố mẹ cho con cái học thêm một giờ một tuần (theo kiểu vừa chơi, vừa học dành cho lứa tuổi mẫu giáo). Lên cấp 1 học sinh cũng đã có giờ học tiếng Anh, và cứ thế mà học tiếng Anh trong suốt 12 năm phổ thông… Khi bước chân vào các trường đại học bên này, thì khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh là điều kiện tất yếu… Bởi vậy nếu thầy nói chỉ cần học tiếng Anh ở 3 năm lớp cuối phổ thông ở Việt Nam thì tôi e là không đủ?”

Bạn “An Nhien" đưa ra quan điểm trung lập hơn, muốn nhìn được góc nhìn tích cực trong toàn bộ những nội dung mà tác giả Thái Bá Tân đưa ra: “Mình hiểu bài này là ý thầy không nên bắt con học kiểu ép buộc, chứ không phải không cho học, nếu con thích thì tạo điều kiện vừa học vừa chơi, ngấm được là ngấm chứ.”

Hiểu đúng về chữ “học” đối với trẻ em

Thày Nail Roberts, giảng viên tiếng Anh tại Hội đồng Anh Hà Nội lại có quan điểm gần như “ngược lại" với ý kiến nói trên phản đối trẻ học tiếng Anh từ sớm: “Hầu hết mọi người tin rằng đó là độ tuổi trước dậy thì và đó là thời kỳ mà trẻ thường dựa nhiều hơn vào khả năng học tập bẩm sinh. Đến giai đoạn dậy thì, người học có xu hướng dựa vào những “chiến lược và kỹ năng” học tập mang tính chất chính thống hơn. Điều này có thể khiến trẻ em thường thành công hơn trong việc học ngoại ngữ so với người lớn… Có một thực tế rõ ràng là trẻ học ngôn ngữ thứ hai trước tuổi 15 nhìn chung có nhiều khả năng giao tiếp trôi chảy như người bản xứ hơn.”

Cô Lauren Hill, giáo viên chuyên dạy tiếng Anh trẻ em của hệ thống trung tâm Anh ngữ YES KIDS cho biết: “Vấn đề là cách hiểu đối với chữ “học". Nếu cho rằng “học" là phải ngồi cứng nhắc với bàn ghế, với sách vở, với bài tập về nhà, với việc phải cố gắng để đạt theo những quy chuẩn cứng nhắc, với áp lực sợ bị sai, không muốn nói cũng phải nói, rồi nói nhỏ không được thì phải nói to,... thì trẻ em sợ hãi là phải. Và như vậy không khó hiểu khi việc đào tạo tiếng Anh phản tác dụng và “tốn tiền" của bố mẹ.”

Cho con học tiếng Anh sớm là “hại” con? - Ảnh 4.

Một giờ học tiếng Anh trẻ em qua Vận Động tại hệ thống Anh ngữ trẻ em YES KIDS

Khi được hỏi liệu trẻ em mới 3, 4 tuổi, tiếng Việt chưa thành thạo, học tiếng Anh ngay có bị “loạn" ngôn ngữ và “quên tiếng mẹ đẻ" hay không, thày giáo người Mỹ Nathan Warden, người đã sống ở Hà Nội 2 năm, nêu ý kiến: “Các nước châu Á như Singapore, Malaysia đều cho con phát triển song ngữ từ nhỏ. Có thể khẳng định, khả năng sử dụng tiếng Anh chính là chìa khoá giúp công dân của các nước này có cơ hội việc làm, mức sống và thu nhập theo tiêu chuẩn quốc tế. Ở các quốc gia như Canada, Bỉ, Switzerland và Phần Lan, và nhiều nước khác nữa, việc sử dụng ít nhất 2 ngôn ngữ là phổ biến, chứ không phải là ngoại lệ.”

Nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, trong đó có Ellen Bialystok tại trường Đại học York (Canada) đã chỉ ra: “Não của trẻ em được thiết kế để học nhiều ngôn ngữ cùng lúc. Thực tế là, các trẻ em có khả năng sử dụng song ngữ có não bộ nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng xử lý tình huống tốt hơn.”

Khi chúng ta hiểu đúng về chữ “học" đối với trẻ em, đặc biệt là các phương pháp học “phi truyền thống”, “học mà chơi” (Learning Through Play), như cách của các giáo viên nước ngoài như ILA, Apollo, YES KIDS, Language Link,... chúng ta sẽ thấy trẻ em hoàn toàn có thể học tiếng Anh từ độ tuổi mẫu giáo, miễn là việc dạy học không nặng về thành tích, không áp lực.

Phụ huynh của các bé từ 3 tuổi trở lên, có quan tâm đến các khoá học “Tiếng Anh qua Vận Động và Trò Chơi" của YES KIDS có thể đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ ngay tại đây.

Chia sẻ