Chiếc "đĩa" này dù bé tí teo nhưng chẳng ai nhấc được lên và bên dưới nó ẩn chứa một sự thật khiến ai cũng phải bất ngờ

J.D,
Chia sẻ

Bên dưới chiếc đĩa này là một thành tựu lớn của khoa học thế kỷ 20, mà chẳng ai nghĩ là họ làm được.

Đi sâu trong lục địa phía Tây nước Nga, bước vào địa phận quận Pechengsky, bạn sẽ tìm thấy một vật thể hình chiếc đĩa rất nhỏ bé nằm ngay trên mặt đất. Nó được làm từ bê tông và kim loại, đường kính khoảng 22cm thôi. 

Chiếc đĩa này dù bé tí teo nhưng chẳng ai nhấc được lên và bên dưới nó ẩn chứa một sự thật khiến ai cũng phải bất ngờ - Ảnh 1.

Dù vậy bạn sẽ chẳng cách nào nhấc nó lên được đâu. Bởi lẽ đó thực chất là một cái nắp kim loại được khoan xuống mặt đất, và thứ nó đang che đậy bên dưới là cái hố sâu hơn 12 cây số - một con số kỷ lục, hơn cả nơi sâu nhất đại dương là đáy vực Mariana.

Cái hố này có tên "Kola Superdeep Borehole" (tạm dịch: Lỗ khoan siêu sâu Kola). Và sự tồn tại của nó chẳng liên quan gì đến câu chuyện dầu mỏ và khí đốt, mà đơn giản chỉ là thứ các nhà khoa học tạo ra khi... rảnh, nhằm tìm hiểu xem lõi Trái đất có gì.

Chiếc đĩa này dù bé tí teo nhưng chẳng ai nhấc được lên và bên dưới nó ẩn chứa một sự thật khiến ai cũng phải bất ngờ - Ảnh 2.

Hố Kola còn sâu hơn đáy vực Mariana (10,9km)

Thành tựu lớn của khoa học

Các nhà khoa học Liên Xô đã bắt đầu đào cái hố này vào thập niên 1970, để tìm hiểu thành phần bên trong vỏ Trái đất.

"Sự thực là hiểu biết của chúng ta về những thứ nằm ngay dưới chân còn ít hơn phía bên kia của Hệ Mặt trời," - Hank Green, chuyên gia khoa học của kênh SciShow chia sẻ. 

Chiếc đĩa này dù bé tí teo nhưng chẳng ai nhấc được lên và bên dưới nó ẩn chứa một sự thật khiến ai cũng phải bất ngờ - Ảnh 3.

Trong vòng 24 năm kể từ khi bắt đầu đào bới, dự án này liên tục bị bỏ dở, rồi lại tiếp tục. Mọi chuyện cứ thế trôi qua, và đến năm 1994 cái hố đã sâu được hơn 12km, và chính thức lập được kỷ lục hố sâu nhất con người đào được cho đến tận ngày nay. Quan trọng hơn, nó được thực hiện trong giai đoạn công nghệ chưa phát triển như ngày nay, và điều đó khiến cho kỷ lục này còn ấn tượng hơn nữa.

Vấn đề là cái hố này mang lại những gì? "Rất nhiều đấy," - Green cho biết.

Đầu tiên là về con số: 12km. Các nhà khoa học khi đó cũng chẳng dám tin nó là sự thật, cho đến khi họ tận mắt chứng kiến thành tựu của mình. Khi xuống đến 7km, họ tìm ra các hóa thạch siêu nhỏ của hơn 24 loài đơn bào, và thu được những viên đá có niên đại 2,7 tỉ năm tuổi, và từ đây mang lại rất nhiều kiến thức thú vị.

Tại sao không đào sâu hơn? 

Lý do cũng nằm ở chính những viên đá này! Chúng trở thành những thách thức thực sự mà khoa học đã không thể vượt qua. Đơn giản là vì ở độ sâu ấy, nhiệt độ của đá rơi vào khoảng 180oC, mức nhiệt độ mà công nghệ thời đó không thể vượt qua được. Vậy nên, dự án bị bỏ ngỏ, cái hố được đậy lại bằng chiếc đĩa bê tông và nó vẫn như vậy kể từ năm 1994.

Hiện tại cũng chưa rõ liệu sẽ có ai nối tiếp công trình này hay không, chỉ biết rằng trải qua hơn 25 năm nó vẫn đang bỏ ngỏ. Nhưng bạn biết đấy, chẳng ai nói trước được điều gì trong tương lai.

Tham khảo: Science Alert
Chia sẻ