Chia sẻ về cách vượt qua bệnh ung thư cổ tử cung

Khánh Huy,
Chia sẻ

Chia sẻ của chị Wendy sẽ hữu ích phần nào cho chị em phụ nữ biết để tránh bệnh hoặc có thêm nghị lực để vượt qua căn bệnh này.

Wendy (38 tuổi, người Mỹ) được chẩn đoán có những dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung - dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Là một bà mẹ của cô con gái 12 tuổi, đồng thời là chủ cửa hàng mĩ phẩm, cuộc sống của chị đang tràn đầy hạnh phúc với gia đình và công việc, giờ đây bị đảo lộn hoàn toàn bởi căn bệnh quái ác này.

Khi nghe tin sét đánh, chị đã suy sụp hoàn toàn. Nhưng khi bình tĩnh lại chị đã quyết tâm theo đuổi đến cùng phương pháp điều trị, để giành lại sự sống cho mình và gia đình. Chia sẻ của chị sẽ hữu ích phần nào cho chị em phụ nữ biết để tránh bệnh hoặc có thêm nghị lực để vượt qua căn bệnh này. 

Những dấu hiệu khác lạ đầu tiên chị thấy là gì? Những triệu chứng đó trước đây chị đã có bao giờ chưa?

Tôi không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tôi đi khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra khung xương chậu và làm xét nghiệm Pap. Tôi có nhớ, năm trước đi khám sức khỏe, tôi có nói với bác sĩ là tôi có ra một ít máu đỏ trước kỳ kinh nguyệt khoảng 5 ngày, nhưng bác sĩ không chú ý lắm. 

Bệnh của chị đã được chẩn đoán như thế nào?

Tôi đã phải trải qua một thời kỳ chẩn đoán bệnh rất dài. Khi tôi đi kiểm tra pap thì kết quả có vẻ âm tính, vì tôi không nghe được bất kỳ thông báo bất thường nào, nhưng 6 tuần sau, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ phòng khám sản phụ khoa, báo tôi bị loạn sản cổ tử cung – không phải ung thư – và tôi cần phải soi cổ tử cung. Chỉ đau một chút, nhưng không đáng kể. Dường như chứng loạn sản do virus HPV gây ra. Bác sĩ của tôi đã gửi mẫu sinh thiết để xét nghiệm. 

Vài ngày sau bác sĩ báo cho tôi biết, tôi bị chứng loạn sản và có vẻ nặng hơn so với dự đoán ban đầu. Tôi được bác sĩ chỉ định làm sinh thiết hình nón – tức là cắt bỏ các mô bị nghi ngờ từ cổ tử cung. Lần này, nhận kết quả, bác sĩ có nói với tôi là tôi bị chứng loạn sản rất nặng. Tôi có hỏi thẳng là có phải tôi bị ung thư không bà lúc ấy bác sĩ trả lời là đúng, tôi bị ung thư cổ tử cung.

Chia sẻ về cách vượt qua bệnh ung thư cổ tử cung  1

Phản ứng của chị?

Sốc. Thực sự là thế. Tôi đã lái xe như tên bắn về cửa hàng, muốn ào vào vòng tay của chồng mà khóc. Nhưng sau đó tôi bình tình lại, trong đầu tôi liên tục vang lên: “mình bị ung thư, mình bị ung thư”. Tôi gọi cho mẹ tôi – là y tá của một bệnh viện. Mẹ tôi đã gọi điện cho bạn bè và nhờ tư vấn. Sau đó, tôi được tư vấn là sẽ phải cắt bỏ tử cung ngay lập tức.  

Chị đã điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào? 

Tôi đã làm phẫu thuật cắt tử cung âm đạo, loại bỏ cổ tử cung và tử cung, nhưng buồng trứng thì không ảnh hưởng gì. Phẫu thuật đó giúp loại bỏ tất các dấu tích sót lại của bệnh ung thư. Sau khi phẫu thuật tôi vẫn điều trị thêm và vẫn cần làm xét nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung) định kỳ. 

Chị có phải thay đổi lối sống hay chế độ ăn uống gì không?  

Hầu như không, ngoại trừ một số hạn chế sau phẫu thuật nhưng không lái xe hay cầm, nâng vật gì quá nặng, nghỉ ngơi nhiều hơn. Trước khi bị chẩn đoán bệnh, tôi đã có lối sống khá lành mạnh. Vì thế khi bị bệnh, tôi vẫn duy trì lối sống như trước. 

Chị có tìm đến phương pháp hỗ trợ tinh thần nào không? 

Tôi lên mạng, vào các diễn đàn trực tuyến. Tôi gặp một phụ nữ cũng được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung trước tôi một tuần, từ đó chúng tôi email thường xuyên cho nhau, để chia sẻ kinh nghiệm. Chị có nói với tôi rằng, có thể chồng tôi không chung thủy và đã bị nhiễm virus HPV, rồi lây sang tôi. 

Tôi trao đổi với các chị em phụ nữ khác, và họ đều nói vậy, họ còn cho rằng, có thể điều đó xảy ra với chồng tôi trước khi chúng tôi cưới nhau, nên ngay bản thân chồng tôi cũng không ngờ tới. Vì vậy cả chồng tôi cũng cần đi kiểm tra. 

Chị có lời khuyên gì cho các chị em phụ nữ đang mắc ung thư cổ tử cung? 

Mọi thứ phụ thuộc rất nhiều vào việc bệnh của bạn tiến triển như thế nào, nhưng tôi muốn khuyên các chị em phụ nữ bị chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung là hãy suy nghĩ tích cực và hay điều trị một cách triệt để nhất. 

Hãy làm xét nghiệm Pap thường xuyên. Và tất cả chị em hãy quan tâm hơn tới sức khỏe sinh sản của mình, hãy tìm hiểu kỹ hơn về virus HPV – loại virus mà trước khi mắc bệnh tôi không hề biết tới. 



Vì những hiểu biết mù mờ, hạn chế và suy nghĩ chủ quan về ung thư cổ tử cung mà nhiều chị em phải đối mặt "tử thần"
Chia sẻ về cách vượt qua bệnh ung thư cổ tử cung  2
Chia sẻ