Chỉ vì cách cầm máu lạc hậu, bà nội đã khiến ngón tay cháu bị hoại tử

Jia You,
Chia sẻ

Tưởng chừng như những cách sơ cứu cầm máu xưa cũ có thể áp dụng được đối với vết thương của trẻ. Nhưng người lớn tuổi sẽ không ngờ được chính điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ con bước vào giai đoạn nhận thức được sự vật, sự việc, chúng sẽ thể hiện tất cả những điều chúng muốn qua đôi mắt hay hành động của mình. Vì vậy, trong giai đoạn này, sự quan tâm đến trẻ con cần phải thận trọng và đặt lên hàng đầu. Không chỉ vậy, việc chăm sóc cẩn thận với trẻ con phải đặc biệt được chú ý. Tuy nhiên, với những người lớn tuổi thì lại khác. Ông bà thường cho rằng những cách chăm sóc ngày xưa vẫn là tốt nhất nhưng đôi khi lại gây tổn hại nghiêm trọng đến trẻ ngày nay. Dưới đây là một trường hợp điển hình tại Trung Quốc.

Ngon tay hoai tu 1
Ảnh minh họa

Bé Hân Nhi vừa tròn 7 tháng tuổi, do cha mẹ phải ra nước ngoài làm việc nên đã để bé cho bà nội hơn 50 tuổi chăm sóc. Bà nội rất yêu thương và cẩn thận chăm sóc Hân Nhi từng tí một. Vào một ngày, bà nội cắt móng tay cho Hân Nhi vô tình đã khiến cháu bị chảy máu. Theo phản xạ tự nhiên, bà nội liền lấy miếng vải quấn nhanh ngón tay đang chảy máu. Bên cạnh đó, sợ vải sẽ bị tuột ra, bà nội lại tiếp tục lấy một sợi vải quấn thêm 3 lần để cầm máu cho cháu mình. Sau khi cầm máu, thỉnh thoảng Hân Nhi vẫn khóc nhưng bà nội nghĩ rằng cháu mình đói hoặc quấy như thông thường nên chỉ dỗ dành rồi thôi, không hề nghĩ rằng bé đau do vết thương mà bà nội quấn vải.

Ngon tay hoai tu 2
Ảnh minh họa

Sau hai ngày gỡ tấm vải ra, bà nội đứng hình khi nhìn thấy ngón tay cháu mình bầm tím. Bà ngay lập tức đưa đến bệnh viện. Bác sĩ nói rằng do cách sơ cứu sai của bà nội đã khiến máu không thể lưu thông nên dẫn đến ngón tay bị hoại tử. Bà nội đau đớn và ân hận vì hành động của mình nhưng cũng không thể làm gì khác, ngón tay bé Hân Nhi đành phải cắt bỏ.

Ngon tay hoai tu 3
Chỉ vì sơ cứu không đúng cách, ngón tay của của cháu bé có thể bị hoại tử nghiêm trọng (Ảnh: Internet)

Đây là một bài học vô cùng đáng giá cho người lớn khi chăm sóc trẻ em. Bệnh viện này cho biết, mỗi năm có rất nhiều bệnh nhi nhập viện vì những vết thương xử lý không đúng cách. Có một số phát hiện kịp thời nên đã chữa trị khỏi hẳn, tuy nhiên không ít trường hợp không phát hiện sớm nên dẫn đến nhiều bi kịch gia đình.

Dưới dây là một vài chỉ dẫn cho việc sơ cứu vết thương an toàn ngay tại nhà cho bé. Các mẹ nên cùng nhau chia sẻ cho người lớn biết để không phải xảy ra tình trạng đáng tiếc như trường hợp trên.

Nếu bé bị bầm tím, sưng u: Có thể dùng ngay nước lạnh hoặc đá lạnh để chườm cho con. Việc chườm này làm co mạch và các thớ cơ, ngăn chặn tình trạng xuất huyết, giảm sưng cho bé. Theo khuyến cáo của bác sỹ chuyên khoa, nên bỏ thói quen bôi dầu cao, dầu gió vào chỗ vết thương của bé. Vì sức nóng của các loại thuốc này có thể làm giãn mạnh, gây chảy máu. Nếu bé bị bầm tím, tụ máu quá rộng, hoặc kèm theo hôn mê, co giật thì hãy đưa ngay đến bệnh viện

Nếu bé bị chảy máu: Dùng băng gạc hoặc khăn sạch, ấn vào trên chỗ vết thương để cầm máu cho bé. Thông thường sau từ 3 – 5 phút, máu sẽ cầm. Khi vết thương của bé đã cầm máu, dùng nước muối sinh lý để rửa vết thương cho con không bị nhiễm trùng. Sau khi đã cầm máu và rửa vết thương, mẹ có thể để hở vết thương của bé cho thoáng. Lưu ý, không nên dùng xà phòng hoặc cồn, ôxy già để rửa vết thương cho bé. Vì những chất đó sẽ làm cho vết thương của bé sâu hơn và lâu lành hơn.

(Nguồn: Yangwa)
Chia sẻ