Chăm uống sữa vẫn có thể bị loãng xương

,
Chia sẻ

"Tôi đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, độ tuổi dễ bị loãng xương. Tôi có thể tránh bệnh này bằng cách uống sữa đều đặn không?".

Trả lời:

Trước hết phải nói với chị rằng, loãng xương không xuất hiện một sớm một chiều mà là một chứng bệnh âm thầm được hình thành trong thời gian dài. Vì thế, để phòng ngừa, bạn cần có một “chiến thuật” lâu dài và khoa học. Nếu chỉ đơn thuần uống sữa đều đặn thì chưa thể nói chắc là bạn sẽ không mắc bệnh. Loãng xương đa phần gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh nhưng không có nghĩa là các đấng mày râu được loại trừ.

Loãng xương được hiểu là độ đậm đặc trong xương bị mất đi, sẽ khiến cho xương giòn và xốp, dễ gãy. Để phòng ngừa, trong chế độ ăn, bạn cần bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D và đặc biệt phải có chế độ tập luyện đều đặn. Cần chú trọng các bài tập liên quan đến trọng lượng cơ thể và sự vận động của đôi bàn chân, sức bền như đi bộ, leo núi, nhảy.

Ảnh: Inmagine.

Việc bổ sung canxi, vitamin D phải đúng liều lượng mới hiệu quả, thừa hoặc thiếu đều gây hại. Theo Hàm lượng canxi cơ thể cần mỗi ngày là: 9 - 18 tuổi cần 1300 mg, 19 - 50 tuổi cần 1000 mg, trên 50 tuổi cần 1200 mg; vitamin D: 9 - 50 tuổi cần 200 IU, trên 50 tuổi cần 400 IU. Ngoài ra, bạn cần bổ sung vitamin C, vitamin K, ka li, ma giê.

Nên hạn chế những chất là “kẻ thù” của bộ xương như:

- Muối: Với hàm lượng cao, nó làm “thất thoát” khoáng chất trong xương.

- Cà phê và rượu: Một nghiên cứu cho thấy, bạn thu nạp 100 mg caphein thì sẽ bị “thất thoát” 6 mg canxi.

- Đồ uống có gas: Nhiều loại nước giải khát có axit photphoric, khiến canxi bị đào thải nhiều qua đường nước tiểu. ,

- Hút thuốc lá: Thuốc lá làm giảm độ đậm đặc của bộ xương.
 
Theo Đất Việt
Chia sẻ