Chậm cai ti giả, bé dễ tự kỷ

Theo Eva,
Chia sẻ

Căn bệnh nan y - "nghiện" ngậm núm vú giả gây nhiều tác hại cho sự phát triển của bé.

Bé Phương Nguyên (phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP HCM) vừa tròn 3 tháng. Càng lớn bé càng biết nhiều trò nghịch ngợm, hóng chuyện nhanh hơn và mút tay “chuyên nghiệp” hơn. Muốn bé Nguyên không mút tay nữa, mẹ mua cho một cái núm vú giả ngậm cả ngày, chỉ trừ lúc bú tí mẹ. Kết quả là 'tránh vỏ dưa, dẫm vỏ dừa', bè Nguyên 'nghiện' nặng ti giả.

Cũng giống bé Nguyên, bé Thảo - chị gái Nguyên thích mút ti giả mặc dù sắp vào lớp 1. Đêm ngủ, Thảo ngậm ti giả cả đêm. Đi chơi, tới lớp, lúc nào ti giả cũng dính trên miệng cô bé. Răng bé Thảo xấu nhất lớp, mấy chiếc răng hàm trên thi nhau thò ra ngoài, ai cũng bảo: đó là do mút ti giả nhiều quá. Cô giáo đã tìm nhiều cách để Thảo bỏ ti giả, nhưng chưa đầy 1 giờ, Thảo thấy bứt rứt và nằng nặc đòi lại cái ti giả để nhét vào miệng.

Vì nhiều lý do, các bậc cha mẹ thường có thói quen cho bé ngậm núm vú giả. Tuy nhiên, việc làm này có thật sự đúng? Và làm thế nào để cai ti giả cho bé?

Vì nhiều lý do, các bậc cha mẹ thường có thói quen cho bé ngậm núm vú giả. (Ảnh minh họa).

Lợi ích của việc ngậm ti giả

- Ti giả giúp bé dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn.

- Nếu bé đang rất đói bụng mà bạn còn phải mất thời gian pha chế sữa hoặc chưa cho bé bú mẹ ngay được thì núm vú giả sẽ có tác dụng "hoãn binh" rất hữu hiệu.

- Giúp giảm hội chứng đột tử (SIDS): Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra rằng, ngậm núm vú giả trong khi ngủ giúp bé tránh được chứng đột tử.

- Khi bé bắt đầu mọc răng được ngậm ti giả sẽ khiến bé giảm cảm giác khó chịu, bứt rứt.

Tác hại

Bên cạnh rất nhiều lợi ích, ngậm núm vú giả cũng có nhiều mặt tiêu cực đối với bé:

- Cho trẻ ngậm ti giả sớm có thể gây ảnh hưởng đến quá trình bú mẹ. Việc bú mẹ khác hẳn với việc bú bình hay ngậm núm vú giả. Vậy nên nếu cho bé dùng núm vú giả quá sớm sẽ khiến việc bú mẹ khó khăn hơn.

- Nếu dùng núm vú giả với mục đích dễ ngủ, trẻ sẽ rất dễ bị giật mình, khóc thét khi núm vú giả rời khỏi miệng.

- Dùng núm vú giả tăng nguy cơ viêm tai giữa: Các minh chứng đã chỉ ra rằng, dùng núm vú giả có liên quan đến bệnh viêm tai giữa. Và tình trạng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh ít hơn trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

- Gây nên các vấn đề về răng miệng: Các chuyên gia khuyến cáo rằng, chỉ nên dùng núm vú giả trong năm đầu bởi nếu tiếp tục dùng trong những năm sau thì răng cửa của bé sẽ có nguy cơ bị mọc xiên thậm chí còn ảnh hưởng đến cấu tạo hàm trên và hàm dưới.

- Hầu hết những đứa trẻ ngậm ti giả lâu đều ít nói, chậm giao tiếp, ít biểu hiện hình thể, ít cười… những đứa trẻ này có nguy cơ tự kỷ rất cao. Đặc biệt với những cháu đã đi học, có giao tiếp với bạn bè bên ngoài.


Bên cạnh rất nhiều lợi ích, ngậm núm vú giả cũng có nhiều mặt tiêu cực đối với bé (Ảnh minh họa).

Giúp bé cai ti giả

Trẻ được 8 - 9 tháng là thời điểm thích hợp để cai ti giả do ở trẻ bắt đầu giảm nhu cầu mút. Như vậy, sau 6 tháng, bạn nên cho bé mút ti giả ít dần. Còn cố gắng dùng những biện pháp khác để dỗ lúc bé quấy. Sau 6 tháng, trẻ quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh nên bạn càng dễ đánh lạc sự chú ý của bé và hướng tới những sự vật, trò chơi mới.

Cách 1: Ti ơi, ti đâu rồi?

Bạn có thể giấu ti giả đi. Chẳng hạn, ngày nghỉ cho bé đi chơi ở nhà ngoại nhưng "quên" mất ti ở nhà. Bạn sẽ thoải mái hơn khi giải thích và đánh lạc hướng chú ý của bé.

Hoặc, bạn giúp bé tìm một 'người bạn ngủ' mới như ôm một chú gấu bông hoặc một cái chăn mê nhất.

Cách 2: Đục lỗ

Bạn có thể cắt một lỗ nhỏ trên ti giả, rồi mỗi ngày vết cắt lớn dần. Điều này làm cho bé tự nghĩ là 'em' ti đã hỏng và khi bé mút không 'phê' nữa sẽ tự động bỏ.

Cách 3: Thu hẹp dần thời gian cho bé ngậm ti

Thay vì để bé chạy quanh với ti giả trong miệng suốt cả ngày, hãy nói với con là bé chỉ được dùng nó vào giờ đi ngủ đêm và ngày.

Chia sẻ