Cha mẹ lưu ý: Ru con ngủ không đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với nguy hiểm này

Lạc Tâm,
Chia sẻ

Đa số bố mẹ, ông bà thường có thói quen “đong đưa” để ru trẻ dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, nếu thao tác không đúng sẽ có nguy cơ làm tổn thương cổ và gây xung huyết tạm thời cho não bộ của trẻ.

Cách dỗ ngủ "đong đưa" không đúng sẽ gây hại gì cho trẻ? 

1. Trẻ có thể bị tổn thương vùng cổ, gây ra hiện tượng thiếu máu não tạm thời

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hầu như bố mẹ và người thân nào cũng từng có hành động ru trẻ ngủ bằng cách bế trẻ lắc qua lắc lại, hoặc phổ biến hơn nữa chính là cho trẻ ngủ võng.

Cách này có thể tạo thói quen khiến trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn và giúp người chăm cũng đỡ vất vả nhưng song song đó, nếu thao tác của bạn không phù hợp, nghĩa là độ "rung lắc" quá mức thì sẽ gây hại cho các cơ, dây chằng vùng cổ của trẻ, nghiêm trọng hơn còn có thể gây tổn thương đốt sống cổ, lâu ngày dẫn đến tình trạng cổ không được ngay thẳng bình thường và bị thương bên trong.

Cha mẹ lưu ý: Ru con ngủ không đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với nguy hiểm này - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, não bộ ở trẻ nhỏ vẫn đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nhưng vẫn có không ít người lớn còn có sở thích nhấc bổng trẻ lên cao, thậm chí còn "hất" trẻ lên xuống hay xoay vòng. Bạn nghĩ đây là trò chơi khiến trẻ cười và thích thú nhưng về mặt sức khỏe, hành động này có thể khiến huyết dịch trong cơ thể trẻ trực tiếp "xông thẳng" lên não, gây xung huyết não tạm thời.

2. Trẻ có nguy cơ bị thiếu máu cục bộ

Mọi hành động rung lắc quá mạnh đối với trẻ đều gây tổn thương cho toàn bộ phần đầu cổ của trẻ dù nhiều hay ít.

Nếu thói quen ru trẻ ngủ không đúng cách kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường như tổn thương não, ảnh hưởng thị lực, tổn thương cột sống, thậm chí có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái ngủ mê man, khó thở…

Vài mẹo giúp bạn dễ dàng ru trẻ ngủ mà không cần phải đong đưa quá nhiều:

Chọn cho trẻ món đồ chơi "vỗ về" cố định

Trẻ nhỏ luôn thiếu cảm giác an toàn nên khi ngủ rất cần có vật gì đó có thể tiếp xúc cơ thể, đem lại sự thoải mái, ổn định trong khi ngủ. Thông thường, đối với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho trẻ ôm một món đồ chơi có tác dụng "vỗ về" chẳng hạn như chiếc gối ôm nhỏ hay một con thú bông bé xinh… Như vậy trẻ sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ôm bé đi vòng quanh nhà để "ám thị" cho trẻ biết là đến giờ phải ngủ. Tuy nhiên, động tác đi lại nên nhẹ nhàng và không cần thiết phải "đong đưa" trẻ trên tay. Một chút giai điệu êm dịu từ âm nhạc cũng hỗ trợ trẻ ngủ ngon hơn.

Đừng quên cho trẻ cái ôm ấm áp

Cha mẹ lưu ý: Ru con ngủ không đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với nguy hiểm này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nếu trẻ cứ khóc quấy không chịu ngủ, mẹ cũng đừng quát mắng và thúc ép. Hãy ôm trẻ vào lòng để cho trẻ tựa sát vào ngực và lắng nghe được nhịp tim, hơi thở của mẹ. Đây chính là điều giúp trẻ bình tĩnh và cảm thấy an toàn, dễ chịu nhất. Khi trẻ đã chìm vào giấc ngủ, mẹ có thể nhẹ nhàng rời khỏi và thay vào đó là món đồ chơi "vỗ về" để trẻ được ôm trong suốt giấc ngủ.

Đừng quá can thiệp vào giấc ngủ của trẻ

Khi bạn phát hiện trẻ bắt đầu buồn ngủ thì hãy trực tiếp đặt trẻ lên giường để nuôi dưỡng thói quen ngủ độc lập. Nếu trẻ còn quá nhỏ, bạn có thể cho trẻ ngủ cùng phòng với bố mẹ nhưng tốt nhất là vẫn nên "riêng giường". Cách này vừa giúp bạn dễ quan sát, chăm nom trẻ nhưng vừa khiến trẻ không quá phụ thuộc vào người bên cạnh khi ngủ.

Ngoài ra, khi đến độ tuổi thích hợp thì mẹ hãy kiên trì hạn chế dần những cữ sữa đêm cho trẻ, sau đó là cai hẳn thói quen này để trẻ ngủ ngon giấc đến sáng, không bị gián đoạn và bố mẹ cũng đỡ vất vả hơn trong đêm.

Nguồn: Baby

Chia sẻ