Martin Allenbaug – người sáng lập kế hoạch xác minh tài chính và quản lý tiếp thị cao cấp tại T. Rowe Price tiết lộ: "55% cha mẹ cho biết họ bị trẻ "thuyết phục" dù ban đầu cha mẹ đã từ chối".
“Nếu bạn mua bất cứ thứ gì mà con muốn, thì các chi phí cần thiết cho bạn và cho gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Để tránh điều này, bạn nên chuẩn bị tâm lý vững vàng, kiên định khi nói “không” dù cho con cầu xin, năn nỉ. Khi con lớn hơn, hãy nói cho con biết bạn có thể mua những gì, và không thể mua những gì cho con để bạn không bị lún sâu vào vấn đề khủng hoảng kinh tế”, Tayne chia sẻ.
2. "Ném tiền" vào các buổi tiệc sinh nhật và quà tặng
Không phải chỉ có người nổi tiếng, người giàu mới “ném” tiền vào các buổi tiệc sinh nhật xa hoa hào nhoáng cho con cái mà ngay cả những gia đình bình thường cũng không tiếc tiền để tổ chức bữa tiệc hoành tráng trong ngày đặc biệt của con. Theo cuộc khảo sát dành cho cha mẹ của T. Rowe Price năm 2016 thì có đến 1/4 cha mẹ nói rằng họ đã bỏ ra 300 đô la (tương đương 6 triệu VND) và nhiều hơn thế để tổ chức tiệc sinh nhật cho con vào lần gần đây nhất. Và 25% cha mẹ chấp nhận bỏ ra số tiền tương đương như trên để mua quà sinh nhật cho con.
Trẻ muốn học chơi tennis, học piano, học múa, học võ karate và nhiều nhiều các môn học ngoại khóa khác, còn cha mẹ thì luôn đồng ý với tất cả các hoạt động mà trẻ đưa ra. Cuộc khảo sát T. Rowe Price năm 2016 phát hiện có 35% cha mẹ dành khoảng 500 đô la (tương đương khoảng 11 triệu VND) vào các hoạt động ngoại khóa của con mình trong suốt một năm qua.
Cha mẹ nên định hướng cho con những hoạt động ngoại khóa nào nên tham gia và những hoạt động nào không nên tham gia.
Bạn cũng có thể giúp trẻ “tìm việc làm” như sơn giúp cha mẹ cái cổng, trông em cho cô hàng xóm trong vòng 30 phút… để trẻ được nhận “lương”. Đây là tiền riêng của con. Và khi trẻ lớn lên, hãy khuyến khích trẻ tìm một công việc để trẻ có tiền chi tiêu cho những nhu cầu riêng của mình như đi chơi với bạn bè, đi du lịch, hoặc mua những gì mình muốn.
Cha mẹ hãy dạy con cách kiếm tiền và xài tiền.
Cha mẹ không nên quá tập trung đầu tư cho trẻ học đại học hơn là để dành tiền dưỡng già cho mình.
7. Cha mẹ trở thành “Ngân hàng cha mẹ”
Nếu cha mẹ đã nuông chiều trẻ trong thời thơ ấu, thì trẻ sẽ tiếp tục sống dựa vào bạn ngay cả khi trẻ đã trưởng thành. Một cuộc khảo sát do Viện Hưu Trí Limra cho thấy 60% cha mẹ vẫn cung cấp hỗ trợ tài chính cho con dù con họ đã lớn khôn. Họ giúp con trả tiền thuê nhà, tiền điện thoại, trả nợ thẻ tín dụng và thậm chí trả cho cả các chi phí vui chơi giải trí. Cũng theo báo cáo này thì có 45% các bậc cha mẹ đã dùng tiền tiết kiệm dưỡng già của mình để chu cấp cho đứa con trưởng thành của họ.
Đừng mãi là "ngân hàng cha mẹ". Hãy để con tự đứng trên đôi chân của mình.