BÀI GỐC Vì muốn tôi được nhà chồng chấp nhận cho cưới mà bố mẹ tôi phải “ngậm đắng nuốt cay”, tủi hờn thế này

Vì muốn tôi được nhà chồng chấp nhận cho cưới mà bố mẹ tôi phải “ngậm đắng nuốt cay”, tủi hờn thế này

Tôi vứt luôn túi đồ rồi chạy về căn hộ chung cư của mình. Có lẽ, có đến chết tôi cũng không thể quên được cái cảm giác khi ấy, đau đớn, tuyệt vọng và cảm thấy tội lỗi vô cùng.

4 Chia sẻ

Câu nói bột phát của mẹ chồng đã vô tình chạm vào sự thiệt thòi của tôi

N.T.L.M,
Chia sẻ

Chồng tôi nói vài câu thì mẹ chồng cho rằng anh bênh vợ, hắt hủi chính bố mẹ đẻ.

Chưa bao giờ tôi thấm thía nỗi khổ cực, thiệt thòi của đứa trẻ lớn lên mà không có bố mẹ như bây giờ. Bao tủi hờn cứ chồng chất mà tôi không biết phải tỏ bày cùng ai. Mà thật ra, tôi có kêu thì trời cũng chẳng thấu, bởi số phận của tôi đã thế rồi.

Bố mẹ tôi mất trong một vụ tai nạn khi tôi mới 5 tuổi. Từ đó tôi sống cùng bà nội và chú ruột. Tuổi thơ của tôi không có bố mẹ nhưng vẫn được học hành và yêu thương. Tôi học đại học xong rồi ở lại lập nghiệp và lấy chồng thủ đô.

Nói về chồng tôi, anh là người giỏi giang, tháo vát. Một tay anh cáng đáng kinh tế cho cả gia đình nhà chồng. Còn về phần bố mẹ chồng, họ cũng không quá khắt khe, chỉ có điều các cô, bác bên chồng lúc nào cũng so sánh tôi với cô em chồng, mà mẹ chồng không muốn điều đó nên thành ra không thích luôn cả tôi.

Em chồng kém tôi 2 tuổi, công việc không ổn định lại chỉ thích làm điệu, mua sắm mà không bao giờ đụng tay đến việc nhà. Chuyện trò xã giao, ứng xử của cô ấy cũng trẻ con, kém lễ phép nên người lớn không ưa. Lập gia đình sau tôi nửa năm, nhưng không hợp với nhà chồng nên em chồng thường xuyên ở lại nhà bố mẹ đẻ.

Câu nói bột phát của mẹ chồng đã vô tình chạm vào sự thiệt thòi của tôi - Ảnh 1.

Đến bữa cơm tôi phải dỗ con ngủ để dậy nấu nướng, rồi lại còn phải bưng mâm cơm vào tận phòng cho em chồng. (Ảnh minh họa)

Thực ra, việc ở chung với đại gia đình nhà chồng cũng khiến tôi không mấy thoải mái. Cho đến khi tôi bầu bí thì em chồng cũng bầu rồi về ở hẳn để mẹ chăm sóc. Đôi khi tôi rất mệt mỏi vì phải cáng đáng quá nhiều việc trong khi em chồng dù không đi làm, nhưng hiếm hoi lắm mới đụng tay vào công việc nhà. Nhiều lần tôi đề nghị thuê giúp việc nhưng mẹ chồng lại nói tôi hoang phí và không đồng ý.

Tôi sinh trước em chồng nửa tháng. Trong nửa tháng đầu, thím tôi ở quê lên nên tôi cũng được kiêng cữ, chăm sóc. Nhưng đến khi em chồng sinh, thím cũng về quê thì tôi lại phải tự lo liệu mọi chuyện. Tự tôi làm hết mọi việc, từ giặt giũ đồ cho con, nấu cơm, đêm hôm khuya sớm cũng hai vợ chồng phải tự ôm con, ru con.

Tôi cũng vừa sinh nở còn yếu, thế nhưng mẹ chồng lại bảo: “Con sinh thường, chẳng cần kiêng cữ nhiều. Em nó sinh mổ mới đáng ngại. Tiện giặt quần áo thì con giặt luôn cho em nó nhé”.

Đến bữa cơm tôi phải dỗ con ngủ để dậy nấu nướng, rồi lại còn phải bưng mâm cơm vào tận phòng cho em chồng. Em chồng tôi thì ngồi ăn, mẹ chồng ngồi bế cháu. Cơm nước xong bát đĩa lại tống ra cho tôi rửa… Tôi có cảm giác mình như một người giúp việc trong nhà, phải làm tất cả mọi việc.

Câu nói bột phát của mẹ chồng đã vô tình chạm vào sự thiệt thòi của tôi - Ảnh 2.

Câu nói của mẹ và em chồng có lẽ chỉ là bột phát nhất thời, nhưng đã vô tình đã chạm vào sự thiệt thòi lớn nhất đời tôi. (Ảnh minh họa)

Hôm vừa rồi, con tôi ốm, hai vợ chồng phải ôm bế suốt đêm, nên sáng ra tôi ngủ dậy muộn. Mọi người trong gia đình tỏ vẻ không bằng lòng. Chồng tôi lên tiếng nói mọi người phải tự vận động vì tôi cũng mới sinh con, hơn nữa bé ốm không có thời gian làm việc nhà.

Chỉ có thế, mẹ nói: “Làm dâu và lo việc nhà chồng là trách nhiệm của nó, dù mới đẻ cũng không được quên bổn phận”, rồi nói chồng tôi bênh vợ, hắt hủi gia đình. Thậm chí, bà còn nói những câu như xát muối vào nỗi đau của tôi: “Phụ nữ sinh đẻ người ta thường về ngoại để bố mẹ đẻ chăm sóc. Mẹ có bắt con ở lại nhà chồng đâu. Mẹ phải chăm con gái, chăm cháu mẹ, đó là lẽ đời”. Còn em chồng cạnh khóe: “Chị muốn kiêng cữ được nhiều thì về nhà ngoại, dù sao cũng 3 tháng nữa mới phải đi làm mà”.

Câu nói của mẹ và em chồng có lẽ chỉ là bột phát nhất thời, nhưng đã vô tình đã chạm vào sự thiệt thòi của tôi. Có phải tôi không muốn về đâu mà chẳng có chỗ mà về. Tôi từng nghĩ không có bố mẹ nhưng tôi được họ hàng chăm sóc, yêu thương đó là may mắn rồi. Cho đến bây giờ, tôi mới thấm thía, phụ nữ sinh con mà không có hoặc không về nhà ngoại là một thiệt thòi lớn.

Nếu bạn có tâm sự thầm kín muốn được chia sẻ, vui lòng gửi bài viết về địa chỉ: tamsu@afamily.vn. Thư của bạn sẽ được phản hồi trong 24 giờ.

Chia sẻ