Câu chuyện huyền bí về vợ vua Lê Lợi, vì giang sơn mà gieo mình xuống sông làm vợ thủy thần

Min,
Chia sẻ

Vị phi tần trong câu chuyện có thật nhưng nhuốm màu thần thoại này đã chấp nhận gieo mình xuống dòng nước dữ để làm vợ cho thủy thần với mong mỏi thủy thần sẽ giúp chồng mình giữ nước, mặt khác nàng làm vậy cũng là để chồng sắc phong cho đứa con trai của mình trở thành người nối ngôi.

Trong dòng lịch sử Việt Nam, người ta chỉ thường nhắc đến những vị nam tử anh hùng, xả thân bảo vệ giang sơn xã tắc chứ ít khi nào nhắc đến những người phụ nữ, cũng vì hai chữ "giang sơn" mà dám dùng tính mạng của mình hy sinh để bảo vệ. Một trong số những người phụ nữ có tấm lòng cao cả đó chính là vị phi tần của Vua trong câu chuyện có thật nhưng nhuốm màu thần thoại dưới đây. Nàng đã chấp nhận gieo mình xuống dòng nước dữ để làm vợ cho thủy thần với mong mỏi thủy thần sẽ giúp chồng mình giữ nước, mặt khác nàng làm vậy cũng là để chồng sắc phong cho đứa con trai của mình trở thành người kế nghiệp nối ngôi.

Huyền bí câu chuyện của vị phi tần vì chồng, vì con mà gieo mình xuống sông làm vợ thủy thần trong sử Việt - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Vị phi tần son sắt hết lòng phò tá, tận tùy vì chồng, bất chấp gian khổ

Vị phi tần đó không ai khác chính là Phạm Thị Ngọc Trần (không rõ năm sinh), hay còn được gọi là Phạm Hiền phi hoặc Cung Từ Cao Hoàng thái hậu. Nàng là vợ của Lê Lợi - thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, sau trở thành Vua Lê Thái Tổ. Nàng sinh ra trong một gia đình ở vùng Quần Lai, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa, có cha là ông Phạm Hoành và anh trai là Phạm Vận. Về sau cả hai người này đều tham gia cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng và trở thành những trung thần nhà Hậu Lê.

Nhưng trước khi Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, nàng phải theo chồng bôn ba khắp nơi, chịu nhiều gian khó. Bởi lẽ vào mùa xuân năm 1418, Lê Lợi đã tự xưng Bình Định Vương và đồng thời kêu gọi các nhân tài hào kiệt và dân nước Nam đồng lòng đứng dậy khởi nghĩ chống quân Minh xâm lược từ phương Bắc.

Huyền bí câu chuyện của vị phi tần vì chồng, vì con mà gieo mình xuống sông làm vợ thủy thần trong sử Việt - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Thế nên, với cương vị là vợ của Bình Định Vương, Phạm Thị Ngọc Trần cũng không ít lần vào sinh ra tử cùng chồng, bôn ba đây đó khắp nơi mà phò tá cho ông. Không những vậy, nàng còn sớm trực tiếp thay chồng đảm nhận trách nhiệm về việc quân lương, đồng thời cũng đứng ra chỉ đạo các đội nữ binh tại trại Như Áng, Lam Sơn…

Thậm chí, vào những năm 1418 đến năm 1424 hoạt động khởi nghĩa của Lê Lợi diễn ra vô cùng khó khăn đứng trước nguy cơ tan vỡ, nào là đói kém, không đủ áo quần cho binh lính mặc, trước tình cảnh ấy, Phạm Thị Ngọc Trần đã thể hiện tấm lòng tận tụy của mình khi luôn sát cánh, động viên bình sĩ, nàng còn tìm mọi cách để cung cấp thương thực và quần áo cho nghĩa quân để họ có thể tiếp tục sát cánh cùng chồng mình. Vì vậy, có thể nói cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi thành công về sau, một phần cũng nhờ sự đóng góp không nhỏ của Ngọc Trần.

Sẵn sàng hy sinh "làm vợ thủy thần" chỉ để bảo vệ giang sơn, củng cố tương lai vinh hiển của con trai

Huyền bí câu chuyện của vị phi tần vì chồng, vì con mà gieo mình xuống sông làm vợ thủy thần trong sử Việt - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Đến ngày 10 tháng 11 năm 1423, Phạm Thị Ngọc Trần hạ sinh một người con trai, đặt tên là Nguyên Long. Hạnh phúc với vai trò làm mẹ chưa bao lâu thì nàng đã phải vất vả ôm đứa con nhỏ chưa đầy một tuổi chạy trốn theo chồng bởi quân Minh đã có ý định tấn công Lam Sơn. Từ đây, những cuộc di chuyển của nàng cùng con trai theo chồng lại bắt đầu, hết nơi này đến nơi khác, vất vả và kham khổ vô cùng.

Đến khi Lê Lợi có ý định tiến đánh thành Nghệ An thì bi kịch của cuộc đời nàng mới bắt đầu xảy ra. Trong cuốn "Lam Sơn thực lục" của Hồ Sĩ Dương có chép về sự việc này như sau. Vào tháng 3 năm 1425, Lê Lợi tiến quân vây đánh thành Nghệ An, nhưng giặc Minh ra sức chống giữ quyết liệt. Trước sự chống cự quá lớn của địch, Lê Lợi phải tạm đóng quân doanh tại đền thờ thần Phổ Hộ bên bờ sông Lam thuộc làng Trào Khẩu, huyện Hưng Nguyên, chờ đợi thời cơ thích hợp hơn.

Huyền bí câu chuyện của vị phi tần vì chồng, vì con mà gieo mình xuống sông làm vợ thủy thần trong sử Việt - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Đêm hôm, khi ngủ trong đền thờ thần, Lê Lợi đã nằm chiêm bao thấy một vị thần hiện về báo mộng và nói với mình rằng: "Tướng quân nhường cho tôi một người thiếp, tôi hứa hết sức phù hộ tướng quân đánh thắng giặc, giữ vững nghiệp đế". Tỉnh dậy, trong lòng phân vân nửa thực nửa hư. Đến khi nhớ lại những sự kiện linh thiêng của các bậc tiền nhân như Vũ Phục nhảy sống tế thủy thần giúp được Vua nhà Lý chữa khỏi bệnh về mắt, hay Lý Thường Kiệt dàn trận đánh quân Tống, nói rằng có thần căn dặn ngâm thơ giúp đuổi giặc, quả nhiên hôm sau quân ta phá được giặc Tống bên sông Như Nguyệt nhờ bài thơ Nam quốc sơn hà, Lê Lợi bèn nghĩ, hôm nay biết đâu chỉ cần thí một người là ông có thể cứu sống muôn người và thu về lại được giang sơn nước Nam?

Sáng hôm sau, Lê Lợi triều gọi tất cả những người vợ của mình đến, bao gồm cả Phạm Thị Ngọc Trần rồi nói: "Có ai chịu đi làm vợ thủy thần không? Sau này khi ta lấy được nước, sẽ lập con của người đó làm thiên tử". Nghe xong, các nàng phi tần đều im lặng đắn đo, duy chỉ có Phạm Thị Ngọc Trần khí khái quỳ xuống tâu với chồng: "Nếu minh công giữ lời hứa, thì thiếp nguyện xả thân. Ngày sau làm nên nghiệp lớn chớ phụ con của thiếp".

Nghe được những lời này từ người vợ mình hết mực thương yêu, Lê Lợi cảm thấy xót xa vô cùng nhưng cũng đành nhắm mắt mà tế nàng làm vợ thủy thần. Năm đó, con trai Nguyên Long của ông và nàng chỉ vừa 2 tuổi. Chẳng bao lâu, sau khi Phạm Thị Ngọc Trần nhắn gửi gắm đứa con trai bé bỏng của mình cho những người thân cận nuôi dưỡng săn sóc, bà liền gieo mình xuống dòng sông Lam để tế thần. Hôm đó là ngày 24 tháng 3 năm 1925.

Sự linh thiêng của vị phi tần vì chồng, vì con mà gieo mình xuống dòng nước dữ

Quả nhiên, sau khi Phạm Thị Ngọc Trần gieo mình xuống sông tế thần thì cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của Lê Lợi diễn ra vô cùng thuận lợi, đánh đâu thắng đó và sớm đuổi sạch giặc ra khỏi bờ cõi nước Nam, Lê Lợi sau đó cũng xưng vua. Tiếp đó, để nhớ ơn huệ của người vợ hy sinh cao cả vì xã tắc của mình, Lê Lợi đã sai người rước quan tài của Phạm Thị Ngọc Trần mang về Thanh Hóa chôn cất và xây dựng nơi thờ phụng. Nhưng khi quan tài chỉ vừa đến xã Thịnh Mỹ, một hiện tượng lạ đã xảy ra là chỉ qua một đêm, xung quanh quan tài đã bị mối đùn thành một đống đất cao trông như nấm mộ.

Huyền bí câu chuyện của vị phi tần vì chồng, vì con mà gieo mình xuống sông làm vợ thủy thần trong sử Việt - Ảnh 5.

(Ảnh minh họa)

Nghe tin này, Lê Lợi biết đây là ý trời nên sai người chôn cất quan tài Phạm Thị Ngọc Trần ở đó luôn và xây dựng điện hiến nhân để thờ, đồng lời lập miếu, lập thần chủ ở Lam Kinh để cúng tế. Dù cho đã trọn vẹn nghĩa tình như thế nhưng lời hứa năm xưa là lập con trai của Phạm Thị Ngọc Trần là Nguyên Long thành người nối dõi, Lê Lợi lại không giữ, ông đã quên mất người con trai này. Cho đến khi trong một giấc ngủ trưa, Lê Lợi chợt nằm mộng thấy Ngọc Trần hiện về oán trách rằng: "Đức hoàng phụ công của thiếp, từ hồi mới khởi binh dẹp loạn, đã đem thiếp cho vị thần. Nay được thiên hạ rồi mà ơn thánh chẳng được hưởng".

Huyền bí câu chuyện của vị phi tần vì chồng, vì con mà gieo mình xuống sông làm vợ thủy thần trong sử Việt - Ảnh 6.

(Ảnh minh họa)

Giật mình tỉnh dậy, lòng bồi hồi lạ thường rồi Lê Lợi ngay lập tức sai người ban chiếu lập Nguyên Long làm con trai trưởng, sẽ kế nghiệp nối ngôi khi mình qua đời. Năm 1433, Lê Lợi (lúc này là Vua Lê Thái Tổ) băng hà, Nguyên Long trở thành Vua mới, lấy hiệu là Lê Thái Tông. Sau đó vì biết ơn người mẹ quá cố đã hy sinh cao cả nên mình mới có ngày hôm nay, Lê Thái Tông truy phong Phạm Thị Ngọc Trần thành Cung Từ Quốc Thái mẫu. Đến tháng 2, năm Thiệu Bình thứ 4 (1437), ông lại tiếp tục truy tôn mẹ mình thành Cung Từ Quang Mục Hoàng thái hậu, thờ phụng ở Thái Miếu. Về sau người ta đều gọi bà là Cung Từ Cao hoàng hậu.

(Nguồn: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử)

Chia sẻ