Câu chuyện buồn của thanh thiếu niên Trung Quốc chọn tự tử: Nếu có thể tỏa hương giữa ánh mặt trời, không ai muốn khô héo trong đêm đen

HY LI,
Chia sẻ

Hàng loạt vụ tự sát thương tâm liên tục xảy ra khi thanh thiếu niên lựa chọn cái chết làm cách giải quyết mọi bế tắc của mình.

Vào lúc 6 giờ chiều ngày 6/5, một bé gái 9 tuổi ở Tây An vì không thể hoàn thành bài tập giáo viên giao cho đúng thời hạn nên đã nhảy từ tầng 15 xuống đất.

Vào ngày hôm đó, giáo viên yêu cầu tất cả học sinh hoàn thành một bài văn dài một trang giấy rưỡi và nộp vào lúc 5 giờ chiều. Khoảng 4 giờ 30, cô bé đã nói với mẹ rằng, mình chỉ mới viết được 1 trang và 1 dòng, e rằng không thể kịp hoàn thành bài tập lúc 5 giờ chiều. Lúc đó, người mẹ không quá chú ý, chỉ nói con gái nên làm xong bài tập càng sớm càng tốt.

Đến 6 giờ chiều, khi ông nội đi đổ rác, ngang qua phòng cháu gái mới nhận ra không có ai trong phòng. Sau đó ông phát hiện lá thư tuyệt mệnh đặt trên bàn. Lúc này gia đình mới biết con cháu mình đã nhảy lầu tự sát.

Trong di thư, cô bé 9 tuổi có viết vài câu: "Mẹ ơi, con xin lỗi, đây là quyết định của con"; "Tại sao con làm gì cũng không ổn vậy?".

Tỷ lệ tự tử của thanh thiếu niên Trung Quốc ngày càng tăng cao: Nếu có thể tỏa hương giữa ánh mặt trời, không ai muốn khô héo trong đêm đen - Ảnh 1.

Dòng chữ cuối cùng của nữ sinh 9 tuổi: "Tại sao con làm gì cũng không ổn vậy".

Trước đó, ngày 13/4, một bé gái ở Vô Tích, Giang Tô đã nhảy lầu tự tử sau ngày đầu tiên đi học. 

Chỉ trong 1, 2 tháng ngắn ngủi đã xảy ra rất nhiều vụ nhảy lầu của các học sinh tiểu học. Những cái chết liên tiếp đó đã trở thành hiện tượng xã hội càng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trung Quốc có tỷ lệ thanh thiếu niên tự sát đứng đầu thế giới

Theo thống kê từ tạp chí The Economist của Anh, tỷ lệ tự sát của thanh thiếu niên Trung Quốc đứng đầu thế giới. Bên cạnh đó, Trung tâm phát triển Y tế Trẻ em Bắc Kinh đã công bố số liệu: Mỗi năm ở Trung Quốc có khoảng 100.000 thanh thiếu niên chết vì tự sát, trung bình cứ mỗi 1 phút là có 2 người chết và có 8 người tự tử thất bại.

Cuộc khảo sát trên cũng cho thấy trong những năm gần đây, suy nghĩ tự sát ở học sinh trung học đã tăng hơn vài phần trăm so với năm 2002. 

Ngày 26/2/2019, nữ sinh 21 tuổi ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây đã kết thúc cuộc đời khi nhảy từ bệ cửa sổ tầng 17 xuống đất. Trong thư tuyệt mệnh, cô cho biết nguyên nhân dẫn đến hành động này là trầm cảm nhưng lý do thật sự là vì áp lực từ các khoản nợ phải trả gần 32.000 NDT/tháng (hơn 105 triệu VND).

Trưa ngày 27/1/2019, một nam sinh trung học ở huyện Kỳ Đông, thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam sau khi rời khỏi trường đã nhảy từ tầng thượng của căn nhà trọ và chết tại chỗ.

Ngày 10/5/2017, một nữ sinh trung học ở tỉnh An Huy đã bị giáo viên phát hiện đọc sách môn khác trong giờ học và bị phê bình. Ngày hôm sau, cô bé đã nhảy từ tầng lầu cao ở nhà, dù được cứu chữa nhưng không qua khỏi.

Chiều ngày 3/5/2017, một học sinh tại thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên đã nhảy từ tầng 5 của trường và chết tại chỗ sau khi bị mẹ mắng 2 lần vì sử dụng điện thoại trong giờ học.

Ngày 26/4/2017, một học sinh họ Tưởng ở huyện Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam, sau khi xảy ra mâu thuẫn với bạn học và bị giáo viên phạt, đã nhảy từ tầng 6 trường học.

Trên toàn cầu, tự sát đã trở thành nguyên nhân tử vong cao thứ 2 của những người trong độ tuổi 15 - 29. Tại sao những người trẻ lại kết thúc cuộc sống của mình theo cách cực đoan như thế?

Ngày nay, thông tin mạng rất phát triển. Đối với học sinh - sinh viên, "tự sát" không phải là 1 khái niệm xa vời. Theo thống kê của chính quyền Đài Bắc, trong giai đoạn 2015 - 2019, đã có 805 trường hợp tự sát hoặc tự gây thương tích ở lứa tuổi thanh thiếu niên, khiến 26 học sinh tử vong và 779 học sinh bị thương; trung bình cứ sau 2 ngày sẽ có 1 học sinh có ý định tự tử hoặc tự gây thương tích.

Vào năm 2017, "Thử thách cá voi xanh" được tổ chức trên hệ thống QQ Chat với khoảng 500 thành viên tham gia, hầu hết là những thanh thiếu niên non nớt. Thông qua nội dung trò chuyện, chủ nhóm chat sẽ sử dụng cờ hiệu của trò chơi để kích động các thành viên thực hiện các nhiệm vụ phá hủy bản thân mình, thậm chí là tự sát.

Do đắm chìm trong một lượng lớn các tin nhắn tiêu cực mỗi ngày, rất nhiều đứa trẻ đã bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Hành vi tự sát của các thành viên trong nhóm khiến người còn lại bắt chước theo. 

Trò chơi này có nguồn gốc từ Nga với mục đích kích động thanh thiếu niên tự sát; sau đó đã lan ra khắp thế giới. Chỉ riêng năm 2017, đã có 130 thanh thiếu niên Nga chết vì tự sát.

Tại sao những đứa trẻ chọn cái chết giải quyết mọi bế tắc trong đời?

Đối với nhiều đứa trẻ, sống và chết không có sự phân biệt rõ ràng. Chúng tin rằng, sau cái chết là 1 cuộc sống mới ở nơi không có ưu phiền, không có đau đớn, càng không có áp lực. Do đó, chết đã trở thành 1 cách tuyệt vời để thoát khỏi lời răn dạy của bố mẹ.

Tỷ lệ tự tử của thanh thiếu niên Trung Quốc ngày càng tăng cao: Nếu có thể tỏa hương giữa ánh mặt trời, không ai muốn khô héo trong đêm đen - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Tổng hợp thông tin cho thấy, hầu hết học sinh tiểu học và trung học quyết tâm chọn tự sát đều xuất phát bởi áp lực tạm thời hoặc sự thất vọng, ví dụ như mâu thuẫn với giáo viên hoặc bạn bè, thất bại trong thi cử và những lời chỉ trích của phụ huynh. 

Ngoài ra, theo kết quả thống kê, áp lực học tập là yếu tố chính dẫn đến hành động tự sát ở học sinh tiểu học và trung học. Và đó cũng là phân loại tự sát chiếm phần lớn trong các vụ tự sát ở thanh thiếu niên Trung Quốc.

Xét về phương diện tự sát, 58% các trường hợp tự sát đã chọn nhảy lầu và 20% khác chọn sử dụng thuốc. Có thể thấy, hầu hết các vụ tự sát ở độ tuổi học đường đều xảy ra đột ngột, trong trạng thái kích động, quá trình ngắn ngủi và không có nhiều sự chuẩn bị trước. 

Những đứa trẻ này nhận thức được bản thân đã trưởng thành và có nhiều kỳ vọng cho chính mình: "Dám làm những chuyện mà người khác không dám làm", "Theo đuổi ước mơ mãnh liệt",... 

Đồng thời, suy nghĩ của chúng cũng không đủ chín chắn, một khi bản thân khiến người xung quanh thất vọng thì chúng luôn lo lắng người đó sẽ nhìn nhận mình không tốt. Vào thời khắc đó, khi gặp thất bại hay công kích thì nỗi lo lắng trong lòng chúng sẽ bị phóng đại vô hạn. Và khi cảm xúc tiêu cực đó không được giải quyết, những đứa trẻ sẽ tự "nghiền nát" mình. Nếu có thể tỏa hương giữa ánh mặt trời, không ai muốn khô héo trong đêm đen. Khoảnh khắc họ chọn kết thúc cuộc đời là khi họ đã quá thất vọng thế giới này lẫn chính bản thân mình.

Chẳng hạn như, cô bé ở Tây An đã đề cập ở đầu bài, trong cuộc sống và học hành, cô bé đã không đủ sự tự tin, không thể tìm được cách hoàn thành bài tập, đồng thời cũng không đủ bản lĩnh để tìm sự hướng dẫn và trợ giúp từ bên ngoài. Khi những áp lực này cộng dồn lại, cô bé đã chọn chia tay thế giới này bằng cách tự sát. 

Trên thực tế, hầu hết tất cả những đứa trẻ mới lớn đều có xu hướng "để tôi làm trước cho", chúng luôn nghĩ bản thân mình là trung tâm của thế giới. 

Giáo dục về cái chết

Nhà báo Bạch Nham Tùng từng nói: "Khi người Trung Quốc thảo luận về cái chết, họ đơn giản giống như học sinh tiểu học, bởi vì Trung Quốc chưa từng có nền giáo dục về cái chết thực thụ". Thiếu giáo dục về cái chết đã khiến nhiều người hiểu sai về chúng. Theo khảo sát của Đại học Sư phạm Hoa Đông, 65% phụ huynh gặp khó khăn trong việc tiếp nhận các hoạt động liên quan đến cái chết của con trẻ.

Tỷ lệ tự tử của thanh thiếu niên Trung Quốc ngày càng tăng cao: Nếu có thể tỏa hương giữa ánh mặt trời, không ai muốn khô héo trong đêm đen - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Chúng ta luôn đổ lỗi cho con trẻ thiếu hiểu biết và mong manh nhưng không ai dạy chúng sống tự tin, tự trọng và yêu thương bản thân mình. Chúng ta luôn sống trong 1 môi trường "cấm kỵ" nhắc đến 2 chữ "cái chết" và tránh đề cập đến cái chết của người khác. Khi cha mẹ giải thích cho con cái về "cái chết", họ cũng chỉ trả lời qua loa và đại khái, hoặc đơn giản là lờ đi không trả lời. Nhiều người đã bỏ qua tầm quan trọng của "giáo dục về cái chết".

Khái niệm "giáo dục về cái chết" được đưa ra bởi học giả người Mỹ J. Donald Walters vào những năm 60 của thế kỉ trước. Cái gọi là "giáo dục về cái chết" là một hoạt động giáo dục giúp trẻ nhỏ hiểu được cuộc sống, trân trọng sinh mạng, lo lắng cho cuộc đời và nâng cao đời sống tinh thần cho học sinh. 

Điều đáng buồn khi nhắc đến tự sát tuổi vị thành niên là nhận thức của chúng thật sự quá non nớt, một điều có thể bỏ qua trong mắt người lớn lại trở thành ngòi nổ cho "cái chết" bất kỳ lúc nào. Những đứa trẻ mới lớn dùng cái chết để giải quyết bởi vì chúng không hiểu cuộc sống là gì, không hiểu cái chết là gì, cứ nghĩ đó là "một giấc ngủ dài thật dài" hoặc "nếu nhân gian đau khổ thì hãy đến thiên đường vô ưu vô lo" như lời người lớn hay nói. 

Rabindranath Tagore từng nói: "Cái chết phụ thuộc vào sự sống và cũng tương tự với sự sống. Nhấc chân cũng là đi bộ, và theo một cách khác, dừng chân cũng là đi bộ". Cho dù chúng ta kiêng kị về "cái chết" như thế nào thì sống - chết cũng như hình với bóng, bởi vì cái chết là một phần của sự sống. Chỉ khi nào chúng ta đối mặt với cái chết 1 cách thẳng thắn và để thanh thiếu niên hiểu chết nghĩa là gì thì chúng mới có thể nhìn nhận cuộc đời 1 cách chính xác.

Người Mexico tin rằng, vào ngày lễ vong linh (Día de Muertos), những người quá cố sẽ trở lại gặp mặt với người thân của mình, cùng ngắm hoa và thưởng thức tiệc tối. Không khí ấm áp, vui vẻ của tình thân bao trùm lễ hội này khi họ sẽ ngồi quanh các ngôi mộ, vừa trò chuyện vui vẻ vừa ăn những món mà người chết yêu thích.

Trang Tử thời cổ đại đã bày tỏ quan điểm trong quyển "Trang Tử Ngoại Thiên: Tri Bắc Du" thế này: Sống và chết giống như sự thay đổi luân phiên của xuân, hạ, thu, đông; sự sống vốn cũng chỉ như vấn đề hợp hợp tan tan của không khí. 

Quan điểm về cái chết của Trang Tử có những nét giống với người Mexico. Bởi vì, ngay cả khi người vợ mà Trang Tử yêu quý qua đời, ông cũng không hề rơi một giọt lệ mà chỉ đứng khua chiêng đánh thau sành và hát ca nghêu nga. 

Nguồn: Zhihu

Chia sẻ