Cảnh báo: Không quá 5 giây là con bạn đã có thể bị bỏng với máy hút bụi

A.T,
Chia sẻ

Chị Jade Bishop, sống tại thành phố Somerset, nước Anh đã cảm thấy vô cùng hoảng sợ khi chị vừa quay lưng đi vài giây thì con trai đã hét toáng lên vì bị bỏng.

Đó là một buổi dọn dẹp nhà cửa như thường lệ, cậu con trai 16 tháng tuổi khá hiếu động, Theo đang loanh quanh chơi gần mẹ. Sau khi dọn nhà xong, chị Jade tắt chiếc máy hút bụi rồi để đấy, đi đến chỗ phích cắm để rút nó ra khỏi ổ. Nhưng chị chưa kịp đến nơi thì đã nghe tiếng Theo ở đằng sau bật chiếc máy hút bụi lên. Chị Jade quay lại nhìn và ngay tức thì đã nghe tiếng con trai hét lên đầy hoảng sợ với mu bàn tay đặt ở phần chổi lông (phía dưới cùng của chiếc máy) đang quay với tốc độ chóng mặt.

Cảnh báo: Không quá 5 giây là con bạn đã có thể bị bỏng với máy hút bụi - Ảnh 1.

Cảnh báo: Không quá 5 giây là con bạn đã có thể bị bỏng với máy hút bụi - Ảnh 2.

Vết bỏng sâu của con trai khiến người mẹ cảm thấy đau đớn vô cùng.

Chị nhanh chóng rút phích ra khỏi ổ cắm, chạy lại phía Theo và rơi nước mắt khi nhìn thấy bàn tay bỏng rát của con trai. Chị đưa thẳng con trai đến một phòng khám ngay gần nhà, hi vọng sẽ được sơ cứu, băng bó và tìm được cách để chữa lành nhanh chóng.

Nhưng lại đón nhận tin buồn là mẹ con chị ngày hôm sau nên đến một bệnh viện nhi để xác định chính xác hơn về tình trạng vết thương. Tại đây, các chuyên gia, bác sỹ phẫu thuật đã đưa ra kết luận là cậu bé Theo bị bỏng cấp độ 4 và rất có thể đã bị tổn thương sâu đến phần gân, cần phải ghép da và làm phẫu thuật. Ngoài ra, vết thương này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của Theo khi lớn lên.

Cảnh báo: Không quá 5 giây là con bạn đã có thể bị bỏng với máy hút bụi - Ảnh 3.

Bệnh viện nhi Bristol nơi Theo chữa bỏng.

Cảnh báo: Không quá 5 giây là con bạn đã có thể bị bỏng với máy hút bụi - Ảnh 4.

Theo bây giờ vẫn phải băng bó, 3 ngày lại đến bệnh viện thay băng một lần.

Cũng từ ngày xảy ra sự cố đó, mẹ con Theo cứ 3 ngày lại phải đến bệnh viện một lần để thay băng và cứ một tuần một lần lại có cuộc hẹn bàn bạc về liệu trình điều trị tiếp theo với các chuyên gia.

Sau vài cuộc nói chuyện với các y tá, mẹ Theo mới biết được rằng tai nạn bỏng do máy hút bụi diễn ra thường xuyên với trẻ nhỏ. Vì vậy, chị quyết định đăng tải những bức ảnh bị thương của con trai lên trang cá nhân để cảnh báo các bố mẹ khác phải cẩn thận khi sử dụng máy hút bụi.

"Chúng tôi không phải là những người đầu tiên và cũng không phải là những người cuối cùng. Tôi muốn nhắc nhở các phụ huynh khác vì biết đâu có thể giúp được một bàn tay nhỏ bé khác tránh được sự tổn thương như Theo đang bị!", chị Jade Bishop chia sẻ trên trang cá nhân.

Cảnh báo: Không quá 5 giây là con bạn đã có thể bị bỏng với máy hút bụi - Ảnh 5.

Tay của cậu bé Theo với vết bỏng cấp độ 4.

Qua câu chuyện của cậu bé Theo, các bậc phụ huynh dường như lại càng có thêm một lời nhắc nhở nữa để chú ý hơn trong việc giữ cho con mình khỏi bị bỏng. Bởi bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất. Tỷ lệ trẻ em bị bỏng chiếm từ 40-60% số người bị bỏng. Độ tuổi hay bị là từ 1-6 tuổi. Ở lứa tuổi này trẻ nhỏ hay hoạt động, nghịch, tò mò, muốn khám phá và chưa hiểu hết các điều nguy hiểm; đồng thời các động tác của tay chân chưa được điều chỉnh một cách thuần thục.

Những tai nạn bỏng thường gặp ở trẻ em:

1. Nồi nước, siêu nước, chậu nước, phích nước sôi vô ý đổ vào trẻ em. Ngã vào các chậu nước nóng sôi, nước gội đầu, nồi canh vừa nấu, nồi cháo, nồi cám lợn…

2. Ngã vào bếp lửa, nghịch lửa diêm, nghịch lửa nơi có xăng dầu.

3. Để đèn trong màn hoặc gần màn, trong lúc ngủ quên đổ đèn, lửa bén vào màn (thường bỏng cả mẹ lẫn con hoặc cả chị và em).

4. Để quạt điện trong màn, cánh quạt vướng vào màn không quay làm quạt cháy.

5. Chạy nghịch ngã vào các hố vôi tôi nóng.

6. Chơi nghịch các đồ điện, đụng chạm các nút, phích điện, dây điện đang dẫn điện.

Từ các tai nạn thường gặp như trên, các bố mẹ cần nhớ những nguyên tắc để dự phòng tai nạn bỏng cho bé nhà mình:

1. Theo dõi và kèm sát trẻ nhỏ đang bò và chập chững đi. Không nên mặc cho trẻ nhỏ những đồ vải nilông và quần áo bó chặt cơ thể vì dễ bốc cháy khi tiếp xúc với lửa và khó cởi ra khi cháy.

2. Để các vật dụng nóng sôi, các chất dễ cháy, các chất sinh lửa, đồ điện ở nơi an toàn ngoài tầm với của trẻ nhỏ.

3. Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, nên để bếp lò ở nơi bằng phẳng, trên cao ngoài tầm với của trẻ hoặc sử dụng vách ngăn để tránh cho trẻ tới gần. Trong khi nấu ăn, cần chú ý luôn xoay cán xoong, chảo,… vào phía trong. Không cho trẻ em đùa nghịch, chơi ở khu vực đang nấu ăn.

3. Kiểm tra độ nóng của nước trong các bồn tắm cho trẻ nhỏ. Không để trẻ tự vặn vòi nước nóng.

4. Nghiêm cấm trẻ đùa nghịch hoặc đến gần các hố vôi. Hố vôi phải được rào chắn và chiếu sáng vào ban đêm.

5. Nghiêm cấm trẻ trèo lên cột điện và đụng chạm dây điện, phích cắm điện, đồ điện.

6. Luôn nhắc nhở trẻ về phòng tránh tai nạn bỏng.

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ