Cạn tình như Càn Long - Hoắc Kiến Hoa: Chính thức giết Lệnh Phi - Lý Thuần, sau đó trao ngôi vua cho Vĩnh Diễm

Thu Thảo,
Chia sẻ

Không chỉ Như Ý - Châu Tấn và Càn Long - Hoắc Kiến Hoa chết mà đến cả vai nữ phụ Lệnh Phi - Lý Thuần cũng chính thức lên đường đi lãnh hộp cơm.

Ngoài kết cục bi thảm dành cho Như Ý (Châu Tấn) và Càn Long (Hoắc Kiến Hoa), tập cuối Hậu cung Như Ý truyện cũng chính thức khép lại cuộc đời đầy rẫy hận thù của Lệnh Phi - Vệ Yến Uyển (Lý Thuần).

Sau khi bị vạch tội giết hại hoàng tự, Vệ Yến Uyển bị Càn Long giam lỏng, mỗi ngày đều cho uống thuốc độc. Tội ác mà Vệ Yến Uyển gây ra, cả Tử Cấm Thành đều khiếp sợ. Tuy nhiên, do nàng ta đã sinh cho Càn Long 4 đứa trẻ: Vĩnh Tinh, Vĩnh Diễm, Cảnh Ngoạn, Cảnh Vân nên dù có hận Vệ Yến Uyển đến thế nào, hoàng đế cũng cố gắng giữ thể diện cho các hoàng tử, công chúa.

"Hậu cung Như Ý truyện": Lệnh Phi - Vệ Yến Uyển chết trong cô độc sau khi gây ra hàng loạt tội ác

9 năm sau ngày Như Ý mất, Thái hậu Sùng Khánh - Chân Hoàn (Ô Quân Mai) gọi Càn Long đến Từ Ninh Cung để nói chuyện. Thái hậu bảo rằng Vĩnh Diễm đã có nhiều cố gắng trong những năm vừa qua. Hiện tại, Vĩnh Diễm là ứng viên sáng giá cho ngôi vị thái tử, khi Càn Long qua đời, Vĩnh Diễm có thể kế thừa đại thống. Tuy nhiên, nếu Càn Long lập Vĩnh Diễm làm trữ quân thì cũng nên suy nghĩ đến chuyện giết Vệ Yến Uyển. Bởi vua của 1 nước thì không thể nào có người mẹ độc ác, gian xảo như Vệ Yến Uyển.

Cạn tình như Càn Long - Hoắc Kiến Hoa: Chính thức giết Lệnh Phi - Lý Thuần, sau đó trao ngôi vua cho Vĩnh Diễm - Ảnh 2.

Cạn tình như Càn Long - Hoắc Kiến Hoa: Chính thức giết Lệnh Phi - Lý Thuần, sau đó trao ngôi vua cho Vĩnh Diễm - Ảnh 3.

Thái hậu và Càn Long nhắc đến chuyện giết Vệ Yến Uyển.

Sau khi trầm ngâm suy nghĩ, Càn Long cho người mang thuốc độc Hạc Đỉnh Hồng đến phòng của Vệ Yến Uyển. Vậy rồi điều gì đến cũng phải đến, Vệ Yến Uyển uống thuốc độc, ngã xuống giường, quằn quại đau đớn suốt mấy canh giờ rồi gục chết. Kết thúc một cuộc đời đầy rẫy hận thù, Vệ Yến Uyển ra đi trong sự cô quạnh, tịch mịch.

Cạn tình như Càn Long - Hoắc Kiến Hoa: Chính thức giết Lệnh Phi - Lý Thuần, sau đó trao ngôi vua cho Vĩnh Diễm - Ảnh 4.

Cạn tình như Càn Long - Hoắc Kiến Hoa: Chính thức giết Lệnh Phi - Lý Thuần, sau đó trao ngôi vua cho Vĩnh Diễm - Ảnh 5.

Cạn tình như Càn Long - Hoắc Kiến Hoa: Chính thức giết Lệnh Phi - Lý Thuần, sau đó trao ngôi vua cho Vĩnh Diễm - Ảnh 6.

Cạn tình như Càn Long - Hoắc Kiến Hoa: Chính thức giết Lệnh Phi - Lý Thuần, sau đó trao ngôi vua cho Vĩnh Diễm - Ảnh 7.

Vệ Yến Uyển uống Hạc Đỉnh hồng sau 9 năm bị giày vò. Đến lúc chết, nàng ta vẫn mang chiếc nhẫn của Lăng Vân Triệt tặng hồi còn sống.

Dẫu vậy, theo Hậu cung Như Ý truyện, Càn Long vẫn quyết tổ chức lễ tang của Vệ Yến Uyển theo quy tắc Hoàng Quý Phi. Cách lý giải mà biên kịch và đạo diễn đưa ra là vì muốn giữ thể diện cho các hoàng tử, công chúa.

Cạn tình như Càn Long - Hoắc Kiến Hoa: Chính thức giết Lệnh Phi - Lý Thuần, sau đó trao ngôi vua cho Vĩnh Diễm - Ảnh 8.

Cạn tình như Càn Long - Hoắc Kiến Hoa: Chính thức giết Lệnh Phi - Lý Thuần, sau đó trao ngôi vua cho Vĩnh Diễm - Ảnh 9.

Vệ Yến Uyển chết rồi, Càn Long mới an tâm lập trữ quân. Trong đêm tối, Càn Long viết mật chiếu truyền ngôi cho Vĩnh Diễm. Vĩnh Diễm chính là Thập Ngũ A Ca, về sau trở thành vua Gia Khánh.

Cạn tình như Càn Long - Hoắc Kiến Hoa: Chính thức giết Lệnh Phi - Lý Thuần, sau đó trao ngôi vua cho Vĩnh Diễm - Ảnh 10.

Cạn tình như Càn Long - Hoắc Kiến Hoa: Chính thức giết Lệnh Phi - Lý Thuần, sau đó trao ngôi vua cho Vĩnh Diễm - Ảnh 11.

Càn Long viết mật chỉ, lập Vĩnh Diễm làm trữ quân.

Lịch sử viết rằng, với sự hỗ trợ của Hòa Thân, Vĩnh Diễm đã lên ngôi thành công. Tuy nhiên, những năm đầu làm vua, Vĩnh Diễm vẫn không có quyền lực thật sự. Bởi lúc này Càn Long vẫn còn sống và lên ngôi Thái Thượng Hoàng. Những quyết sách quan trọng của Đại Thanh đều cho Càn Long định đoạt.

Chia sẻ