Cách trữ đông đồ ăn dặm "chuẩn không cần chỉnh", mẹ chỉ cần làm 1 lần con có đồ ăn cả tuần

NT,
Chia sẻ

Nhiều mẹ cho con ăn dặm kiểu Nhật vẫn thường lúng túng trong việc trữ đông đồ ăn sao cho đúng cách và không bị mất chất dinh dưỡng.

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng cho con mình. Thế nhưng không phải mẹ nào cũng có thời gian để xay, nấu đồ ăn cho con, nhất là ở những tháng đầu ăn dặm, lượng ăn mỗi bữa của bé rất ít. Vậy nên trữ đông đồ ăn dặm là cách làm tiện lợi, giúp mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Nếu các mẹ còn đang phân vân không biết làm thế nào để trữ đông đồ ăn dặm cho con mà không mất chất dinh dưỡng thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây:

Cách sơ chế đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Bước 1: Đầu tiên các mẹ hãy sơ chế, làm sạch và cắt nhỏ thực phẩm.

Cách trữ đông đồ ăn dặm đúng cách với 6 bước chi tiết các mẹ đừng nên bỏ qua - Ảnh 1.

Bước 2: Sau đó làm chín thực phẩm bằng cách hấp, luộc... Trong đó, hấp là phương pháp chế biến đồ ăn giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Cách trữ đông đồ ăn dặm đúng cách với 6 bước chi tiết các mẹ đừng nên bỏ qua - Ảnh 2.

Bước 3: Cho thức ăn vào máy và xay nhuyễn hoặc rây mịn, các mẹ có thể thêm nước rau củ luộc vào xay hoặc rây cùng để làm lỏng bớt hỗn hợp. Sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc cũng có thể sử dụng, chúng có thể tăng thêm hương vị quen thuộc cho cho bé khi ăn (hoặc các mẹ chỉ cần xay nhuyễn đồ ăn mà không cho thêm chất lỏng khác).

Cách trữ đông đồ ăn dặm đúng cách với 6 bước chi tiết các mẹ đừng nên bỏ qua - Ảnh 3.

Cách trữ đông đồ ăn dặm "chuẩn không cần chỉnh", mẹ chỉ cần làm 1 lần con có đồ ăn cả tuần - Ảnh 4.

Lưu ý: Không cho muối và đường vào thức ăn của trẻ. Những loại gia vị khác như quế, bột tỏi, hạt tiêu... các mẹ hãy tham khảo khuyến cáo về thời gian và lượng sử dụng của chuyên gia dinh dưỡng tại đây.

Các bước trữ đông đồ ăn dặm

Điều đầu tiên mẹ nên nhớ đó là không bảo quản đồ ăn dặm của con trong những khay, hộp không đảm bảo an toàn bởi chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thức ăn của bé.

Bước 1: Sau khi đã xay, nghiền nhuyễn thức ăn thành dạng lỏng, các mẹ sẽ đổ chúng vào khuôn và cất vào ngăn đá để trữ đông.

Cách trữ đông đồ ăn dặm đúng cách với 6 bước chi tiết các mẹ đừng nên bỏ qua - Ảnh 4.

Bước 2: Bọc khuôn lại bằng màng bọc thực phẩm hoặc nắp đậy đi kèm khay và cất vào trong tủ đông.

Bước 3: Khi các viên đồ ăn đã đông lại, các mẹ lấy chúng ra và cho vào túi nilon thực phẩm có khóa zip.

Cách trữ đông đồ ăn dặm đúng cách với 6 bước chi tiết các mẹ đừng nên bỏ qua - Ảnh 5.

Bước 4: Ghi chú ngày tháng trữ đông và tên thực phẩm lên túi. Đồ trữ đông cho bé chỉ nên sử dụng tối đa trong vòng 1 tháng.

Cách trữ đông đồ ăn dặm đúng cách với 6 bước chi tiết các mẹ đừng nên bỏ qua - Ảnh 6.

Cách rã đông đồ ăn dặm cho bé

Mẹ có thể rã đông bằng ngăn mát tủ lạnh, đun cách thủy hoặc lò vi sóng:

- Rã đông trong ngăn mát tủ lạnh: Lấy những phần ăn trong khay đá ra đĩa ăn của bé, bọc lại và để vào ngăn mát qua đêm.

- Dùng nước ấm hoặc đun cách thủy: Để túi thức ăn đông lạnh dán kín miệng vào nước ấm, có thể thay nước nếu cần. Hoặc lấy phần thức ăn ở khay đá ra đặt vào bát sứ và đun cách thủy. 

- Lò vi sóng: Rã đông bằng lò vi sóng trong thời gian quy định. Khuấy và đảo thường xuyên, đảm bảo thức ăn hoàn toàn được rã đông trước khi dùng.

Nên trữ đông đồ ăn dặm bao lâu trong tủ lạnh?

Nhiều cơ quan an toàn thực phẩm cho hay các mẹ có thể trữ đông đồ ăn dặm trong 72h hoặc 48h là tốt nhất. Khoảng thời gian này đảm bảo vi khuẩn sẽ ít phát triển và hương vị của thức ăn cũng không bị ảnh hưởng. 

Cách trữ đông đồ ăn dặm "chuẩn không cần chỉnh", mẹ chỉ cần làm 1 lần con có đồ ăn cả tuần - Ảnh 8.

- Các loại rau củ quả, tốt nhất ba mẹ nên cho bé dùng trong 3 tuần.

- Thịt lợn/bò/gà, tốt nhất nên dùng trong vòng 10 ngày.

Trong trường hợp mẹ trộn chung các loại thức ăn khi nấu, tốt nhất mẹ nên cho bé dùng trong vòng 3-5 ngày.

Lưu ý: Mẹ nên ghi chú rõ ràng ngày tháng với từng loại thức ăn khi trữ đông để tiện theo dõi thời hạn trữ đông

Các mẹ nên lưu ý tủ trữ đông đồ ăn dặm phải đảm bảo vệ sinh và không lẫn lộn các thực phẩm sống khác. Cho con dùng riêng rẽ bát ăn với bát dùng đựng thực phẩm trữ đông. Nếu cho trẻ ăn chung một bát rồi lại trữ đông lại, nước bọt có thể làm ô nhiễm thực phẩm và các vi khuẩn cũng phát triển mạnh mẽ. Hãy luôn luôn trữ đông đồ ăn dặm ở những khuôn, hộp riêng. Khi cần thì mới lấy ra nấu và cho thức ăn vào bát ăn dặm riêng của con. Những thực phẩm đã rã đông rồi thì không cất lại vào tủ lạnh.

Ảnh: The comfort of cooking, Laura Radniecki

Chia sẻ