Cách đơn giản để dự đoán chính xác chiều cao của trẻ được các bác sĩ nhi tin dùng

Thân Nguyễn,
Chia sẻ

Bố mẹ có thể tham khảo thêm một công thức tính chiều cao cho bé khi trưởng thành được các bác sĩ nhi khoa sử dụng thường xuyên dưới đây.

Có rất nhiều công thức ước tính chiều cao khi trưởng thành cho các bé để cha mẹ tham khảo. Ví dụ như quy tắc ngón tay cái, dựa vào chiều dài lúc mới sinh, hay căn cứ vào chiều cao khi bé được 2 tuổi… Và gần đây, trang Brightside giới thiệu thêm một công thức tính chiều cao căn cứ vào chiều cao trung bình của cha mẹ và giới tính của trẻ. Công thức tính đơn giản này được hầu hết các bác sĩ nhi khoa sử dụng.

 
 
Công thức tính chiều cao khi trưởng thành của bé căn cứ vào chiều cao trung bình của cha mẹ
và giới tính của trẻ.

Đây không phải là công thức tính chính xác tuyệt đối chiều cao khi trưởng thành của trẻ vì nó cũng có độ xê dịch + hoặc – 5cm. Do vậy, cha mẹ chỉ nên tham khảo để nắm bắt được mức độ phát triển của con mình và có các giải pháp cung cấp các dưỡng chất cũng như lối sống lành mạnh để trẻ ngày càng phát triển hơn. Bởi chiều cao của trẻ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thói quen sinh hoạt hàng ngày, tình trạng sức khỏe, sự trao đổi chất, dinh dưỡng, hoạt động thể thao, và môi trường sống.

Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện đang công tác tại ĐH Worcester - Anh cũng gợi ý bố mẹ cách giúp bố mẹ phát triển chiều cao tối đa cho con và những yếu tố có thể tác động tiêu cực tới chiều cao của trẻ:

Những yếu tố giúp bé đạt chiều cao tối đa

- Duy trì bú mẹ hoàn toàn ít nhất là 6 tháng từ lúc mới sinh và kéo dài lâu nhất có thể. 

- Bổ sung đủ vitamin D từ 1 tháng sau sinh.

- Bắt đầu ăn dặm, bé nên được giới thiệu đa dạng và bổ sung 2 ngày/tuần thực phẩm giàu kẽm, canxi và vitamin A,C,B. Cha mẹ nên bổ sung canxi từ thực phẩm, không nên tự ý bổ sung thuốc canxi cho bé vì thường không mang kết quả tăng chiều cao so với canxi từ thực phẩm, mà còn có nguy cơ cao các vấn đề sức khỏe. Dư canxi có thể ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng và có tác dụng ngược lại là làm các bé "lùn" hơn.

- Bé nên ăn đủ 2 ngày cá (hồi/thu/lươn/chép)/tuần để duy trì chất béo omega-3 tốt cho bé.

- Bé nên ngủ nguyên đêm. Ví dụ với bé 4 tuổi, 1 ngày nên có 9-10 tiếng/ngủ đêm và 2-3 tiếng/ngủ ngày. 

- Tốt nhất là không giới thiệu chất ngọt từ đường/kẹo/bánh/socola cho bé. Nếu cho bé ăn, giới hạn 2 thanh kẹo/ngày và tuần quy định chỉ cho bé ăn 3 ngày. Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều đường thì liên quan đến sự "lùn" ở các bé. 

- Bé nên bơi 2 buổi/tuần và 2 buổi cách nhau 3 ngày, mỗi buổi không quá 45 phút. Khi bé 8 tuổi, có thể tăng 3 buổi/tuần. Mỗi buổi không quá 60 phút. Cường độ như vậy sẽ phù hợp với phát triển xương cho bé và đủ cho thời gian kiến tạo xương mới. Các bé 1-4 tuổi, cha mẹ chơi cùng bé các trò chơi vận động não bộ và chiều cao.

Những yếu tố có thể làm bé "lùn"

- Ngồi máy tính/xem tivi/chơi game hơn 2.5 tiếng/lần. Tổng thời gian tiếp xúc với điện tử >4 tiếng/ngày. 

- Uống quá nhiều nước ngọt. 1 lon (220ml)/ngày là quá nhiều cho bé dưới 12 tuổi. Bé dưới 12 tuổi chỉ nên tối đa 2 lon/tuần, tức là <65ml/ngày. Tốt nhất là không nên giới thiệu nước ngọt cho bé trước 5 tuổi.

Chia sẻ