Cách bảo vệ hệ tiêu hóa từ ăn uống đến thói quen hàng ngày

Saga,
Chia sẻ

Hệ tiêu hóa khỏe thì hệ miễn dịch cũng khỏe và cơ thể mới có thể tránh được nhiều bệnh như: cúm, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn...

Trong cuộc sống, chúng ta chú ý nhiều đến sức khỏe của mình nhưng lại chỉ hướng vào việc làm sao bổ sung đủ dưỡng chất, rèn luyện sức khỏe để hệ miễn dịch hoạt động tốt, tăng cường sức đề kháng cao... vì cho rằng đó là những yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ cơ thể. Thực tế, ngoài việc chăm lo cho 2 cơ chế trên, bạn còn phải quan tâm nhiều hơn nữa tới hệ tiêu hóa của mình. Hệ tiêu hóa khỏe thì hệ miễn dịch cũng khỏe, sức đề kháng tăng và cơ thể mới có thể tránh được nhiều bệnh như: cúm, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn...Vậy, cần làm gì để bảo vệ hệ tiêu hóa của bạn?

1. Duy trì chế độ ăn lành mạnh, đủ chất, an toàn vệ sinh thực phẩm:

Ăn đủ chất xơ
 
Cách bảo vệ hệ tiêu hóa từ ăn uống đến thói quen hàng ngày 1

Thực phẩm giàu chất xơ thường là các loại rau củ quả, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt... Chúng giúp giữ và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.

Uống nhiều nước
 
Cách bảo vệ hệ tiêu hóa từ ăn uống đến thói quen hàng ngày 2

Nước giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong đường ruột. Do đó, quá trình tiêu hóa cũng diễn ra thuận lợi hơn.

Tránh ăn thực phẩm có tính axit
 
Thực phẩm có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn.

Hạn chế thức ăn chiên rán

Cách bảo vệ hệ tiêu hóa từ ăn uống đến thói quen hàng ngày 3 

Thức ăn chiên rán chứa nhiều chất béo thường khó tiêu hóa nên dễ gây đầy bụng. Những người mắc bệnh về đường ruột càng nên tránh tiêu thụ nhiều chất béo, nhất là các món ăn chiên, rán vì nó sẽ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Không nên ăn nhiều đồ ăn cay
 
Cách bảo vệ hệ tiêu hóa từ ăn uống đến thói quen hàng ngày 4

Đồ ăn cay sau khi vào dạ dày có thể làm "tê liệt" hoạt động tiết dịch vị và men tiêu hóa trong dạ dày. Từ đó, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn.

Hạn chế đồ uống có cồn, ga, caffeine
 
Cách bảo vệ hệ tiêu hóa từ ăn uống đến thói quen hàng ngày 5

Những loại thức uống này có thể làm giãn cơ vòng thực quản và ứ đọng axit trong dạ dày. Ngoài ra, chúng còn có thể kích thích đường ruột, gây tiêu chảy. Đặc biệt, những người mắc chứng trào ngược dạ dày - thực quản càng nên tránh các thực phẩm này vì chúng có thể làm cho tình trạng đó trầm trọng thêm.

2. Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, lành mạnh

Tập thể dục thường xuyên
 
Cách bảo vệ hệ tiêu hóa từ ăn uống đến thói quen hàng ngày 6

Tập thể dục có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và một cơ thể cân đối với cân nặng phù hợp. Tập thể dục còn đồng thời giúp thức ăn di chuyển trong hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng và nhờ vậy mà làm giảm táo bón.  Tuy nhiên, bạn cần biết cách duy trì thói quen thể dục hợp lý, tránh thể dục ngay sau khi ăn.

Nghỉ ngơi sau khi ăn
 
Cách bảo vệ hệ tiêu hóa từ ăn uống đến thói quen hàng ngày 7

Thay vì tập thể dục, ngay sau khi ăn, bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn nhờ sự "tập trung làm việc" của dạ dày. Nếu muốn thể dục, bạn có thể vận động nhẹ nhàng hoặc đi bộ sau khi ăn khoảng 30 phút.

Biết cách giữ vệ sinh hàng ngày
 
Cách bảo vệ hệ tiêu hóa từ ăn uống đến thói quen hàng ngày 8

Giữ vệ sinh trong ăn uống là một trong những cách giảm thiểu lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể bạn nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Tuy nhiên, vi khuẩn gây hại không chỉ có trên thực phẩm mà nó còn “trú ngụ” trên tay chân, cơ thể bạn. Và cơ hội chúng di chuyển từ tay qua thức ăn (do cầm, nắm, bốc… thức ăn) và vào cơ thể hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh hàng ngày là rất quan trọng, đặc biệt là đôi tay. Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các chất độc hại, bụi bẩn…


Chia sẻ