Bụi không khí: Càng nhỏ càng nguy hiểm với sức khỏe

HH,
Chia sẻ

Bụi mịn hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích cỡ siêu nhỏ, chỉ bằng 1/30 của sợi tóc, được coi là sát thủ nguy hiểm nhất trong không khí bởi khả năng len lỏi sâu vào cơ thể.

Bụi mịn – Sát thủ siêu nhỏ siêu nguy hiểm với sức khỏe con người

Ô nhiễm không khí đang đe dọa cuộc sống toàn cầu, trong đó ở nước ta, bụi mịn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những chứng bệnh do ô nhiễm không khí. Tổ chức IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á mới đây đưa ra dữ liệu về tình trạng ô nhiễm bụi mịn (PM2.5) trong Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Theo đó, ở Đông Nam Á, Jakarta và Hà Nội là hai thành phố có mức độ ô nhiễm bụi nặng nề nhất khu vực.

Theo các nhà khoa học, bụi là những hạt vật chất trong không khí (atmospheric particulate matter, particulate matter, PM). Theo kích thước bụi được chia ra thành các loại khác nhau: PM 10 (từ 2.5 tới 10 micro mét), PM 2.5 (dưới 2.5 micro mét), PM 1.0 (dưới 1 micro mét) và PM 0.1 (nhỏ hơn 0.1 micro mét) còn được gọi là bụi nanomet, bụi NANO.

Bụi mịn được hình thành từ những chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù.

Bụi không khí: Càng nhỏ càng nguy hiểm với sức khỏe - Ảnh 1.

Bụi mịn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những chứng bệnh do ô nhiễm không khí.

PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết những hạt bụi trung bình thường phân tán trong môi trường làm việc cũng như môi trường sống. Và khi hít phải sẽ tiến sâu hơn và mắc kẹt vào các phế nang và đào thải ra khó, chậm, nên tích lũy lại gây các bệnh hô hấp gọi là bệnh bụi phổi (pneumoconiosis).

Bụi mịn/bụi nano sinh ra do các khí thải từ phương tiện xe cơ giới như ô tô, xe máy, các nhà máy sản xuất đốt nhiên liệu, nhiên liệu hóa thạch. Khi nồng độ bụi trong không khí càng lớn, vì kích thước bụi siêu nhỏ (PM5, PM2.5) nên có thể "chui sâu" vào cơ thể người, vượt qua các hàng rào phòng vệ tự nhiên của cơ thể, xâm nhập vào nhân tế bào. Kết quả là ngoài gây các bệnh hô hấp, tim mạch, máu,, bụi nano còn tác động, hủy hoại DNA và là mầm mống gây lão hóa, ung thư.

bui-min

Bụi mịn/bụi nano sinh ra do các khí thải từ phương tiện xe cơ giới như ô tô, xe máy, các nhà máy sản xuất đốt nhiên liệu, nhiên liệu hóa thạch.

Khi vào hệ mạch máu người, bụi nano sẽ hình thành nên những mảng bám tích tụ trong thành mạch, gây nên viêm mạch máu. Đồng thời, nó sẽ làm giảm tính đàn hồi của mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và những bệnh lý tim mạch chết người.

Ở phụ nữ có thai, bụi nano có thể xâm nhập sâu vào cơ thể băng qua nhau và gây nên những tác động xấu cho quá trình phát triển của thai nhi.

Nghiên cứu của giới khoa học còn chỉ ra rằng, bụi siêu nhỏ còn có thể là tác nhân gây ra bệnh rối loạn tâm lý, nhồi máu cơ tim, giảm trí nhớ. Trẻ em, trẻ còn trong bụng mẹ, người già, người có các bệnh phổi và hô hấp là những người dễ bị tổn thương nhất bởi bụi mịn.

Bụi không khí: Càng nhỏ càng nguy hiểm với sức khỏe - Ảnh 2.

Nghiên cứu của giới khoa học còn chỉ ra rằng, bụi siêu nhỏ còn có thể là tác nhân gây ra bệnh rối loạn tâm lý, nhồi máu cơ tim, giảm trí nhớ.

Tổ chức WHO cũng khuyến cáo, ô nhiễm không khí là rủi ro môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người hiện nay, ước tính 4.2 triệu ca tử vong mỗi năm liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời và 3,8 triệu ca liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà. Theo khảo sát của tổ chức này cũng cho thấy, 6 trong 10 ca bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất liên quan đến ô nhiễm không khí.

Phòng tránh bụi mịn trong cuộc sống hàng ngày – Đâu là những giải pháp thiết thực nhất?

Theo chuyên gia, bụi mịn rất nguy hiểm khi có khả năng gây ra loạt bệnh nguy hiểm nhưng không phải không có cách phòng tránh. Để phòng tránh bụi mịn tấn công, người dân nên chỉn chu thực hiện những cách sau:

- Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm lúc lưu lượng phương tiện cá nhân đang di chuyển đông đúc.

- Khi đi ra ngoài đường nhất định phải dùng những loại khẩu trang y tế đặc biệt để ngăn chặn bụi mịn cũng như hạn chế tối đa nguy cơ hít phải loại bụi nguy hiểm này vào cơ thể.

Bụi không khí: Càng nhỏ càng nguy hiểm với sức khỏe - Ảnh 3.

Khi đi ra ngoài đường nhất định phải dùng những loại khẩu trang y tế đặc biệt để ngăn chặn bụi mịn.

- Không tập thể dục hay làm việc ở những nơi bị ô nhiễm không khí, tránh các hoạt động thể chất đòi hỏi hít thở nhanh và sâu như đạp xe, chạy bộ…

- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, trên đường đi để làm sạch không khí.

- Nếu nhà ở, nơi làm việc thuộc khu vực có mức độ ô nhiễm bụi mịn cần luôn luôn giữ nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng có tính diệt khuẩn mạnh cũng như khả năng làm sạch bụi bám cực tốt, lau tay bằng khăn ướt, sử dụng máy hút bụi có bộ lọc, máy lọc không khí đúng tiêu chuẩn.

Bụi không khí: Càng nhỏ càng nguy hiểm với sức khỏe - Ảnh 4.

Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng có tính diệt khuẩn mạnh cũng như khả năng làm sạch bụi bám là cách phòng tránh đơn giản, hiệu quả tác hại của bụi mịn.

- Hạn chế đun nấu bằng than củi, đốt nhang… nhất là ở khu vực kém thông khí.

- Ăn nhiều thực phẩm rau củ quả, trái cây giàu chất chống oxy hóa để thải độc, bảo vệ sức khỏe do hít bụi mịn từ bên trong cơ thể.

Chia sẻ