Bột ngọt và sức khỏe

,
Chia sẻ

Bột ngọt được sản xuất thông qua quá trình lên men, tương tự như lên men bia, giấm, nước chấm... từ các nguyên liệu như mật mía đường, tinh bột ngũ cốc.

Bột ngọt có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên như trong thịt, cá, sữa và trong rau quả như cà rốt, đậu, ngô... Trong khoảng 100g cà chua hiện hữu 0,14g bột ngọt; 0,044g/100g thịt gà; 0,043g/100g tôm. Cơ thể con người cân nặng từ 60g đến 70g, thì lượng prôtêin chiếm từ 14 đến 17% trong đó có khoảng 1/5 là bột ngọt.

Bột ngọt còn gọi mì chính là hợp chất gồm thành phần muối natri và một loại aminô axít là axít glutam-ic, một trong số hai mươi loại axít amin thiết yếu cho sự tăng trưởng, chuyển hóa thần kinh và chức năng của não bộ con người.

Thành phần của bột ngọt

Bột ngọt dạng tự nhiên tồn tại trong thực phẩm cũng như trong các tế bào dưới hai trạng thái: trạng thái độc lập không kết nối với các axít amin khác trong thành phần prôtein. Khi trong trạng thái độc lập, bột ngọt mới có thể phát huy tác dụng tạo hương vị đậm đà cho món ăn.
 

Bột ngọt được sản xuất thông qua quá trình lên men, tương tự như lên men bia, giấm, nước chấm... từ các nguyên liệu như mật mía đường, tinh bột ngũ cốc. Người ta thường dùng các loại rau như mía, khoai mì... để làm nguyên liệu chế biến bột ngọt.

Trước tiên, nguyên liệu được đun sôi cùng với axít sulfuric hoặc axít hydrochloric trong nhiều giờ và được trung hoà qua một chất kiềm trung gian khác có tên causti soda để tạo thành một sản phẩm có màu nâu, là bột ngọt. Trong đó, có ba thành phần là những chất có tác dụng kích thích thần kinh như gluta-mate, aspartate, thường hiện hữu trong các loại đường ngọt thay thế như aspartame, equal, nutrasweet..., nhưng lại có thêm chất sau cùng có tác dụng độc hại hơn cả bột ngọt là axít cystoic.

Bột ngọt trong chế biến món ăn

Sử dụng bột ngọt trong chế biến có ưu điểm không ảnh hưởng đến mùi vị, màu sắc và vị mặn của món ăn. Khi pha vào món ăn, bột ngọt tan trong nước ngấm vào thức ăn và làm cho thức ăn thêm đậm đà mà không thay đổi màu lẫn mùi vị. Bột ngọt giúp gia tăng hương vị tự nhiên của thực phẩm chứa nhiều chất đạm như cá, thịt...

Nó còn kết hợp tốt với vị mặn và chua, nhưng không có tác dụng gì với vị ngọt và đắng. Do bột ngọt không có kết cấu màu hoặc mùi vị đặc trưng nên được dùng trong nhiều món ăn và làm tăng cường hương vị gốc một cách tự nhiên. Tuy nhiên, lượng bột ngọt giúp tăng cường hương vị của thực phẩm cần sử dụng trong khoảng từ 0,1 đến 0,8% nếu dùng quá liều bột ngọt sẽ phản tác dụng.

Vị của bột ngọt, giống như muối, có tác dụng tự hạn chế liều lượng cần thiết. Sau khi múc thức ăn còn nóng ra đĩa mới cho thêm bột ngọt, nếu cho sớm sẽ gây chất độc hại cho sức khỏe. Khi nêm gia vị cho món ăn, theo nguyên tắc loại gia vị nào thấm lâu sẽ nêm trước như trước tiên nêm đường đến muối sau đó giấm, nước tương, nước mắm và sau cùng là bột ngọt. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào thức ăn, hãy hoà tan bột ngọt với ít nước canh hoặc nước xào rồi mới trộn chung vào.

Ở một số người không thể dung nạp bột ngọt, có thể dẫn đến triệu chứng như đau đầu, đau bụng, mặt đỏ, ngứa ngáy, nổi mề đay.... Ngoài ra, thành phần phụ có tên I-glutamine của bột ngọt bị cấm sử dụng đối với những người mẫn cảm cao với bột ngọt, có liên quan đến thành phần glu-tamic có trong bột ngọt.

Người ta không thống kê việc sử dụng bột ngọt trong mỗi bữa ăn có liên quan đến bệnh lý về tim mạch hoặc đột quỵ, cũng như không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng đường trong máu hoặc cholesterol.

Tuy nhiên, đối với trẻ em, nên hạn chế tối đa sử dụng bột ngọt, trong khẩu phần ăn. Phụ nữ mang thai cũng nên kiêng cữ dùng bột ngọt.

 
Theo Quế Hương
Đời sống gia đình
Chia sẻ