Hậu trường
Xã hội
Đẹp
Giải trí
Công sở
Thế giới
Lifestyle
Ăn ngon - Khéo tay
Khéo tay
May vá
Tự làm thiệp
Cách cắm hoa đẹp
Cắt tỉa hoa quả
Hướng dẫn làm phụ kiện
Theo thực phẩm
Món ăn từ thịt gà
Món ăn từ thịt heo
Món ăn từ rau củ
Món ăn từ tôm
Món ăn từ trứng
Theo cách chế biến
Món xào
Món nướng
Món kho
Món hấp
Món chiên
Theo văn hóa
Món ăn Ý
Món ăn Hàn Quốc
Món ăn nhật bản
Món ăn thái lan
Món ăn pháp
Món ăn theo bữa
Món khai vị
Món chính
Món ăn kèm
Món canh
Điểm tâm
Làm bánh
Bánh cupcake
Bánh mỳ
Làm bánh không cần lò nướng
Bánh truyền thống
Các loại bánh khác
Yêu
Sức khỏe
Sức khỏe sinh sản
Khả năng sinh sản
Bệnh phụ khoa
Hiếm muộn
Sức khỏe tình dục
Chuyện phòng the
Bệnh tình dục
Nhu cầu sinh lý
Bệnh văn phòng
Bệnh xương khớp
Bệnh về mắt
Bệnh về da
Bệnh tiêu hóa
Phòng bệnh
Thực phẩm phòng bệnh
Thói quen có lợi
Thói quen có hại
Sức khỏe giới tính
Chu kì kinh nguyệt
Đặc điểm sinh lý
Rối loạn nội tiết
Mẹ & Bé
Mang thai sau sinh
40 tuần thai kỳ
Dinh dưỡng mang thai
Rắc rối khi mang thai
Thai giáo
Đi đẻ
Địa chỉ khám thai
Tập luyện & thư giãn
Trẻ từ 0-1 tuổi
Nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa công thức
Đồ dùng và vật dụng thiết yếu
Phát triển vận động cho bé
Phát triển ngôn ngữ
Chơi với con
Bệnh thường gặp ở trẻ
Trẻ từ 1-3 tuổi
Cho con ăn
Phát triển chiều cao
Giúp bé tăng cân
An toàn cho bé
Tâm lý và cảm xúc của bé
Dạy con tự lập
Dạy con
Trẻ từ 3-6 tuổi
Nuôi con
Phát triển thể chất
Phương pháp dạy con
Phát triển kỹ năng
Chọn trường mẫu giáo cho con
Con vào lớp 1
Bé từ 6 tuổi trở lên
Phát triển thể chất
Giúp con học tốt
Học thêm
Tâm Lý Trẻ Nhỏ
Dạy con
Mua sắm - Nhà hay
Tư vấn thiết kế
Tư vấn thiết kế
Tư vấn nhà đẹp
Khoe nhà
Khoe nhà của bạn
Nhà người nổi tiếng
Chùm ảnh nhà đẹp
Tiện ích
Đồ dùng tiện ích
Tận dụng đồ cũ
Giải pháp
Giải pháp phòng ngủ hẹp
Giải pháp nhà chật
Giải pháp bếp chật
Trang trí nhà
Trang trí phòng khách
Trang trí phòng ngủ
Bài trí nhà
Bài trí phòng khách
Bài trí phòng ngủ
Bài trí bếp
Tâm sự
Quiz
Video
Sức khỏe
Tin y tế
Sống khỏe
Phòng chữa bệnh
Phẫu thuật thẩm mỹ
Bệnh phụ nữ
Bệnh phòng the
Sức khỏe trẻ em
Tư vấn
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh đau mắt đỏ
Minh Tuyết,
Theo Mask Online
Chia sẻ
Thích
Tiêu điểm
Thực phẩm chữa bệnh
Chữa bệnh cùng chuyên gia
Thực đơn chuẩn Eat Clean
Bệnh theo mùa
Mùa xuân
Mùa hè
Mùa thu
Mùa đông
Bệnh trẻ em
Bệnh tay chân miệng
Cảm cúm
Dị ứng
Bệnh tiêu hóa
Bệnh não
Bệnh phụ nữ
Dậy thì
Phụ khoa
Sản khoa
Mãn kinh
Tình dục
Bệnh nam giới
Dậy thì
Bệnh nam khoa
Tuyến tiền liệt
Tình dục
Bệnh thường gặp
Bệnh về da
Bệnh về mắt
Bệnh xương khớp
Bệnh hô hấp
Bệnh tiêu hóa
Bệnh răng miệng
Bệnh tai mũi họng
Bệnh tiểu đường
Bệnh tim mạch
Bài tiết
Bệnh nội tiết
Bệnh ung thư
Tâm lý
Bệnh văn phòng
Mỏi mắt
Mỡ bụng
Táo bón
Mệt mỏi
Trầm cảm
Phòng bệnh
Thực phẩm phòng bệnh
Chế độ ăn uống
Thói quen có lợi
Thói quen có hại
Thuốc
Vitamin
Khoáng chất
Thực phẩm chức năng
Thuốc bổ
Sức khỏe giới tính
Chu kì kinh nguyệt
Đặc điểm sinh lý
Phần phụ
Vòng 1
Rối loạn nội tiết
Sức khỏe sinh sản
Bệnh phụ khoa
Ngừa thai
Hiếm muộn
Vô sinh
Nạo phá thai
Sẩy thai
Mang thai
Sau sinh
Sức khỏe tình dục
Bệnh tình dục
Nhu cầu sinh lý
Ham muốn tình dục
Rắc rối phòng the
Lãnh cảm
Yếu sinh lý
Tư vấn
Tư vấn tình dục
Tư vấn sinh sản
Tư vấn giới tính
Trước tình hình bệnh đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng, ngày 9/9, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo về cách phòng chống đau mắt đỏ.
8 điều cần làm để có đôi mắt khỏe mạnh
Cách xử lý khi bị đau mắt đỏ
Cảnh giác với bệnh đau mắt đỏ khi thời tiết chuyển mùa
Nguyên nhân và đường lây của bệnh
Đau mắt đỏ
(hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Đây là bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… Đây là những thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng thường gặp của bệnh đau mắt đỏ là người bị bệnh cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt.
Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ,
đau họng
, ho, xuất hiện hạch ở tai.
Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc…
Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối để phòng bệnh đau mắt đỏ. Ảnh minh họa
Đường lây của bệnh đau mắt đỏ có thể là:
- Lây qua tiếp xúc trực tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút.
- Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguời bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt… Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối.
- Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.
- Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.
Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay… những nơi có mật độ người đông, cự ly gần cũng là nơi rất dễ lây bệnh.
Một số cách phòng chống bệnh đau mắt đỏ
Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo khi không có dịch, người dân thường xuyên đảm bảo
vệ sinh cá nhân
, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt; giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày; đặc biệt không dùng tay dụi mắt.
Khi đang có dịch đau mắt đỏ, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối; không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.
Đặc biệt, hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt; đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…; hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm và đi bơi.
Khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần lau rửa dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại; không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn; tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc; không tự ý mua thuốc nhỏ mắt; không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác. Đặc biệt, không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu...
Những trẻ bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến những nơi đông người trong thời gian bị bệnh. Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại.
Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn); tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh và ngủ riêng.
Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch
sát khuẩn
. Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị đúng cách...
Chia sẻ
Thích
Bệnh hô hấp
Phòng bệnh
Đau mắt đỏ
Bệnh ở mắt
Bệnh truyền nhiễm
Phòng bệnh theo mùa
Dịch đau mắt đỏ
Bình luận
Đọc thêm
Bấm để xem thêm