Bỏ câu hỏi nhàm chán "Hôm nay con thế nào?" đi, hãy hỏi trẻ những câu sau

HH,
Chia sẻ

"Hôm nay con thế nào?" là câu hỏi quá nhàm chán khiến bố mẹ chỉ nhận được những câu trả lời hờ hững. Vậy cha mẹ nên hỏi như thế nào để biết trẻ đã trải qua một ngày ở trường ra sao?

Tôi là mẹ của 2 đứa con, một trai và một gái. Chúng tôi thường trò chuyện với nhau về mọi điều diễn ra trong ngày, nhưng tôi nhận ra rằng các cuộc trò chuyện liên quan đến những gì xảy ra trong trường học không hề có giá trị. "Hôm nay con đi học thế nào?" là một câu hỏi quá cũ, được sử dụng nhiều lần. Nó đã trở nên nhàm chán đến mức chỉ nhận lại được những câu trả lời hờ hững “Tốt ạ”, “Bình thường” mà thôi. Vì vậy, tôi đã tạo ra các tấm thẻ câu hỏi, gợi ý cho buổi trò chuyện giữa cha mẹ và con trẻ mà chủ đề xoay quanh trường học của con. Cha mẹ hãy cố gắng bỏ những câu hỏi cũ kỹ, biến tấu ra nhiều câu hỏi thú vị khác để cho các cuộc trò chuyện có ý nghĩa hơn, để trẻ thực sự mở lòng chia sẻ một ngày đi học của trẻ như thế nào.

Giao tiếp với con
Giao tiếp với con
Giao tiếp với con
Các tấm thẻ các câu hỏi gợi ý cho buổi trò chuyện giữa cha mẹ và con cái mà chủ đề xoay quanh trường học của trẻ.

John Powell, nhà tâm lý học nổi tiếng đã chỉ ra rằng giao tiếp là chất keo kết dính giúp cho tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình ngày càng thêm khăng khít và gắn bó. Giao tiếp với trẻ nhỏ là điều rất dễ dàng phải không nào? Vì trẻ em muốn nói, muốn chia sẻ với cha mẹ về mọi thứ mà chúng biết, chúng khám phá ra được. Thậm chí trẻ còn bùng nổ cơn giận dữ nếu cha mẹ cứ trì hoãn cuộc nói chuyện do đang bận việc hay đang bận trả lời điện thoại.

Thế nhưng, thật không may, đôi khi người lớn chúng ta bận rộn với công việc, bận rộn giải quyết những vấn đề riêng mà quên đi con của mình. Và khi điều này xảy ra, khi cha mẹ không cung cấp cho trẻ đủ sự quan tâm trong những cuộc trò chuyện thì trẻ sẽ ít nói hơn và kênh liên lạc giữa cha mẹ và con cái sẽ trở nên vô hiệu hóa.

Cuốn sách hướng dẫn làm cha mẹ “Systematic Training for Effective Parenting: Kids and Teens” của 2 nhà tâm lý học được yêu thích là Don Dinkmeyer và Gary McKay đã đưa ra một số hướng dẫn hữu ích giúp cha mẹ biết cách lắng nghe trẻ tốt hơn:

1. Hãy đối xử với trẻ theo cách mà cha mẹ đối xử với bạn thân nhất của mình

Chúng ta hỏi han, quan tâm mọi thứ liên quan đến bạn bè của mình mỗi khi được gặp nhau. Chúng ta và bạn thân có rất nhiều thứ để nói và chia sẻ với nhau. Vậy thì cha mẹ cũng nên làm điều đó với con của mình. Hãy hỏi những gì cần hỏi, hãy nói những gì cần nói và hãy lắng nghe cho trọn vẹn câu chuyện của con. Một khi cha mẹ xem trẻ như người bạn thân của mình thì việc giao tiếp sẽ trở nên hiệu quả hơn.

2. Lắng nghe hiệu quả liên quan đến ngôn ngữ cơ thể

Những hành động phi ngôn ngữ như giao tiếp bằng mắt, quỳ hoặc ngồi ngang tầm mắt trẻ, gật đầu, khẽ mỉm cười, thậm chí hơi nghiêng tai về phía trẻ đang nói là những dấu hiệu cho trẻ biết là cha mẹ đang tập trung lắng nghe. Những hành động này cũng giúp bạn dừng lại công việc đang dang dở và thực sự lắng nghe những gì trẻ nói. Nếu cha mẹ không thể nói chuyện ngay tại thời điểm đó thì cha mẹ có thể nói: “Mẹ con mình sẽ nói chuyện trong một vài phút nữa nhé”.

Tôi nhớ có một lần tôi đang nhắn tin thì con trai tôi đến nói chuyện. Tôi “ừ hử” cho xong, nhưng con tôi đã hỏi tôi rằng: “Mẹ, mẹ có đang nghe con nói không? Mẹ đang làm gì với cái điện thoại vậy?”. Tôi sững người. Thằng bé đã nói đúng. Làm sao tôi có thể tập trung lắng nghe khi đầu tôi đang nghĩ đến chuyện khác?

3. Nhắc lại những câu nói quan trọng trong câu chuyện của trẻ

Cùng với ngôn ngữ cơ thể, điều này sẽ nói cho trẻ biết rằng cha mẹ đang thực sự lắng nghe và hiểu rõ những điều mà trẻ đang nói. Ngắt ngang câu chuyện, trẻ chưa nói xong cha mẹ đã “nhảy” đến kết luận, cùng với thái độ chỉ trích, cằn nhằn, rao giảng hoặc coi thường những gì trẻ nói là những điều cha mẹ nên tuyệt đối đừng bao giờ mắc phải. Vì những điều này chỉ khiến cho cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt.

Một hôm, con trai tôi nói rằng cậu bé không muốn đi học nữa, tôi đã bị sốc và muốn “hát” luôn một bài ca về lý do tại sao đi học là quan trọng. Nhưng thay vào đó, tôi im lặng một lát để bình tĩnh rồi nói: "Con không muốn đi học nữa à? Vì sao lại thế?”. Điều này làm nổi bật vấn đề “con không muốn đi học” để con tôi hiểu rằng tôi đã lắng nghe con.

Nói với con
Hãy hỏi những gì cần hỏi, hãy nói những gì cần nói và hãy lắng nghe cho trọn vẹn câu chuyện của con (Ảnh minh họa).

Trong quá trình cha mẹ diễn giải câu chuyện của trẻ thì nên chốt câu bằng cách hỏi “đúng không con?”, hay “cha mẹ hiểu như vậy là đúng chưa?”. Điều này cho phép trẻ có cơ hội sửa những hiểu lầm trong quá trình cha mẹ lắng nghe trẻ nói.

Lắng nghe là một nghệ thuật, cần rất nhiều sự cố gắng và kiên nhẫn. Nhất là khi có con, cha mẹ lại cần phải học cách lắng nghe hơn: từ những tiếng bi bô, những lời nói ngọng nghịu của con, từ những cách diễn đạt không giống ai, cho đến những hành động phi ngôn ngữ đầy khó hiểu. Nhưng cho dù khó hiểu thì tất cả cha mẹ, ai cũng nên học cách lắng nghe, đặc biệt là trong những năm đầu đời của trẻ. Vì đây chính là thời điểm để cha mẹ giúp trẻ xây dựng một nền tảng giao tiếp tốt, nó sẽ rất có giá trị đối với cuộc sống của trẻ khi trẻ trưởng thành.

Vậy thì còn chần chừ gì nữa, cha mẹ hãy in những tấm thẻ này lên giấy cứng, cắt đẹp đẽ, trang trí bắt mắt và để vào trong một chiếc hộp. Trong bữa ăn tối, hãy để con bạn chọn một hoặc hai thẻ. Sau đó cả nhà có thể trò chuyện vui vẻ xoay quanh những câu hỏi này.

Đôi nét về tác giả:

Janury G. Ocampo đã từng làm việc trong ngành giáo dục tại Philippines trong suốt mười bốn năm trước khi cô quyết định làm việc tại nhà. Cô hiện đang làm việc cho Course Facilitato, đồng thời làm trợ lý hành chính cho RTO có trụ sở tại Perth, Úc. Cô cũng là một nhà văn tự do và thường viết về chủ đề yêu thích là làm vợ và làm mẹ. 

Nguồn: Parent

Chia sẻ