Biến chứng của bệnh tay chân miệng có thể gây tử vong, cha mẹ đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng như này

TL,
Chia sẻ

Hầu hết các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tay chân miệng gây ra do các loại virus thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16. Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng có thể gây tử vong, cha mẹ đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng như này - Ảnh 1.

Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới WHO đã thống kê được rằng bệnh tay chân miệng phổ biến tại rất nhiều quốc gia châu Á, cách vài năm lại xuất hiện đợt dịch ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn cầu. Trong mười năm trở lại đây, khu vực Tây Thái Bình Dương đã có báo cáo về những vụ bùng phát dịch tay chân miệng. Bên cạnh đó, những quốc gia châu Á đã ghi nhận số trường hợp mắc tay chân miệng tăng nhanh thời gian vừa qua bao gồm: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, và cả Việt Nam.

Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng lưu hành tại 63 tỉnh, thành phố, xảy ra quanh năm và thường ghi nhận số mắc tăng cao vào các tháng 9, 10, 11. Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh tay chân miệng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng số mắc tại các địa phương.

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng có thể gây tử vong, cha mẹ đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng như này - Ảnh 3.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tay chân miệng thường không phát triển những biến chứng nghiêm trọng. Bệnh thường nhẹ, và gần như tất cả bệnh nhân hồi phục trong 7-10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, một người bị nhiễm bệnh vẫn có thể bị biến chứng sang viêm màng não virus (đặc trưng bởi sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng) và có thể cần phải nhập viện trong một vài ngày.

Biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bệnh bại liệt như tê liệt hoặc viêm não (viêm não), có thể gây tử vong.

Có một số bằng chứng cho thấy, việc nhiễm bệnh tay chân miệng trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai, mặc dù điều này là rất hiếm. Nhưng để phòng ngừa, phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc gần với những người có bệnh.

Các dấu hiệu gợi ý nguy cơ biến chứng bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi và không đe dọa tới sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng có thể gây tử vong, cha mẹ đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng như này - Ảnh 5.

Một số dấu hiệu gợi ý nguy cơ biến chứng bệnh tay chân miệng gồm:

- Người bệnh sốt cao khó hạ.

- Sốt cao liên tục nhiều ngày (trên 2 ngày) trên 39 độ C.

- Người bệnh ói nhiều, ói không kèm theo tình trạng tiêu chảy, ói không sau ho.

- Trẻ em hay quấy khóc, thường dễ bị hoảng hốt.

- Bạch cầu máu của người bệnh tăng lên, trên 16000/mm3.

- Đường huyết của người bệnh tăng lên.

- Người bệnh thở khó, thở rít thanh quản.

- Các tổn thương da cơ bản của người bệnh tăng lên.

Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được xử lý kịp thời tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Để đề phòng bệnh Tay chân miệng cho con, cha mẹ hãy xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.

Chia sẻ