Bị són tiểu do đau đáy xương chậu sau khi sinh

,
Chia sẻ

Vùng đáy xương chậu của bạn sau khi sinh con có thể bị yếu đi dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như chứng són tiểu hay bị đau trong khi làm "chuyện ấy".

Vùng đáy xương chậu nằm ở vị trí nào?

Vùng đáy chậu là một khung bao gồm cơ, dây chằng và mô dạng lớp kéo dài từ xương mu (của cơ quan sinh dục) đến xương cụt (điểm dưới cùng của xương sống). Người ta vẫn thường ví vùng đáy xương chậu như tấm vải bạt lò xo của các diễn viên nhào lộn, vì nó có thể căng ra khi chịu sức nặng và ngay lập tức có thể bật nảy trở lại! Nhưng, có một điểm khác biệt là nếu vùng đáy xương chậu phải chịu nặng quá lâu, các cơ hay mô có thể trở nên quá căng và ngày một yếu đi.

Tại sao vùng đáy chậu lại quan trọng như vậy?

Có một vùng đáy chậu khỏe và rắn chắc là rất quan trọng, vì nó có nhiệm vụ giữ trực tràng, bàng quang và tử cung ở đúng vị trí. Các cơ đáy xương chậu còn giúp bạn kiểm soát được khi bạn đi tiểu hay đại tiện. Vùng đáy xương chậu bị quá căng hay yếu có thể dẫn đến chứng khó kiểm soát áp lực (không kiểm soát được khi đi tiểu hoặc đại tiện) và giảm khoái cảm khi “quan hệ”. Có đến ¾ số phụ nữ mới sinh con đều dính phải chứng són tiểu (chứng này khiến bạn bị són tiểu trong khi ho, hắt xì, cười hay tập thể dục).

Vùng đáy chậu yếu hoặc bị tổn thương trong quá trình mang thai hay sau khi sinh cũng có thể gây nhiều tác hại về sau, nhất là thời kỳ mãn kinh. Các tác hại có thể kể đến là tình trạng lệch các cơ quan vùng đáy chậu (các cơ quan trong khu vực này trượt khỏi vị trí ban đầu và bị đẩy lên dựa vào thành âm đạo). Người ta dự tính rằng trung bình có 4 trên 10 phụ nữ trên 50 tuổi dính phải chứng này ở các cấp độ khác nhau. Những con số trên đây có thể khiến bạn hoang mang – nhưng tin tốt là bạn có thể giảm bớt vấn đề bằng một số động tác thể dục.

Sinh con ảnh hưởng gì đến vùng đáy chậu?

Trong khi sinh con, vùng đáy chậu của bạn phải căng ra để đầu em bé có thể ra ngoài. Khoảng 1 năm sau khi sinh sẽ là “giai đoạn hồi phục” của vùng đáy chậu.

Nếu bạn phải rặn đẻ quá lâu, em bé quá to, có độ rách là 3cm hay 4cm hoặc các bác sĩ phải “giúp” đưa em bé ra bằng kẹp, vùng đáy chậu của bạn sẽ bị quá căng trong khi sinh và khó có khả năng hồi phục nếu bạn không tập luyện.

Vùng đáy chậu sẽ như thế nào sau khi sinh?

Khi bị căng trong quá trình em bé chui qua “vùng kín” của bạn, khiến khu vực này bị thâm lại, sưng lên và đau nhức. Các dây thần kinh đến các cơ đáy chậu cũng bị kéo căng và khiến bạn cảm thấy các cơ bị tê liệt.

Nếu bạn thấy vùng đáy chậu quá đau, hay thấy như thể có thứ gì đó phình lên ở vùng giữa 2 chân bạn, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã cố quá sức. Hãy nghỉ ngơi và tránh đứng trên 2 chân quá lâu. Nếu có thể, bạn nên nằm xuống thay vì ngồi dậy – việc này sẽ giúp giảm áp lực lên vùng đáy chậu.

Khi nào nên bắt đầu "rèn luyện"?

Cố bắt đầu tập các bài thể dục đáy chậu ngay khi có thể, vì bạn càng bắt đầu sớm, vùng đáy chậu và “vùng kín” của bạn sẽ càng hồi phục càng nhanh. Thực hiện các bài thể dục này sẽ giúp cải thiện lưu thông máu đến khu vực này và giúp bạn sớm hết sưng và thâm. Nếu bạn phải đeo ống thông tiểu, hãy nhớ phải tháo nó ra trước khi tập thể dục. Nếu đã phải khâu lại sau khi sinh, bạn cũng không phải lo lắng vì tập thể dục đáy chậu không thể nào khiến các đường khâu bị toạc.

Trong những ngày đầu hoặc tuần đầu, bạn có thể sẽ thấy các cơ đáy chậu không làm việc hoặc không cảm nhận được gì ở khu vực này. Đừng lo lắng, đây là chuyện bình thường. Hãy cố gắng vì cảm giác về vùng đáy chậu sẽ trở lại chỉ sau vài ngày, nó vẫn hoạt động tốt ngay cả khi bạn không thể cảm nhận được.

Khi bạn tập luyện vùng đáy chậu, tốt nhất là bạn nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Một số phụ nữ thấy tập thể dục trong phòng tắm dễ dàng hơn vì họ có cảm giác thoải mái hơn.

Vài tuần sau, hãy dần dần thử giữ đáy chậu co lâu hơn, tất nhiên là trong khi bạn vẫn thở đều. Hãy bắt đầu bằng cách thắt lại trong vài giây, các lần sau đó kéo dài lên 4,5 giây, và cuối cùng là 10 giây.

Nga Việt


Chia sẻ