Bé trai 6 tuổi bị ung thư dạ dày, bác sĩ chỉ ra "thủ phạm" là 1 việc bố mẹ hay làm cho con

Đỗ Hiền,
Chia sẻ

Sau khi ăn quá nhiều đồ ngọt, cậu bé 6 tuổi Tống Tống được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày, tuy nhiên các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân chính đến từ một thói quen mà nhiều cha mẹ hay mắc.

Gần 40 tuổi, vợ chồng anh Trương, sống tại thành phố Hợp Phì, Trung Quốc, mới sinh hạ thành công cậu con trai đầu lòng nên vô cùng chiều chuộng cậu quý tử. Từ khi mới nhú được 2 chiếc răng cửa, cậu bé Tống Tống đã được bố mẹ mua cho rất nhiều đồ ăn vặt.

Càng lớn, Tống Tống càng nghiện ăn vặt hơn, cậu liên tục đòi được mua thật nhiều bánh ngọt, bánh mì, kẹo và khoai tây chiên.

Theo thời gian, cậu bé 6 tuổi không chịu ăn tối, lúc nào cũng cầm trên tay đồ ăn vặt dù có bị bố mẹ phản đối như thế nào.

Vài tháng lại lần đây, Tống Tống thường xuyên bị đau bụng kèm theo nôn mửa. Sau khi gia đình đứa bé vào viện xét nghiệm, trong phân có máu nên bác sĩ chẩn đoán có thể bé bị xuất huyết dạ dày.

temlate3

Sau khi khám chuyên sâu hơn, bác sĩ đã đưa ra một kết quả đau lòng: Cậu bé Tống Tống, 6 tuổi đã mắc bệnh ung thư dạ dày. Đầu tiên, các bác sĩ cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do thói quen ăn vặt không thể từ bỏ của cậu bé, thói quen này không chỉ gây ra béo phì mà còn tổn thương dạ dày, để lại hậu quả rất nghiêm trọng.

Tuy nhiên sau đó bác sĩ nghi ngờ Tống Tống mắc ung thư dạ dày do lây virus Helicobacter pylori (HP) từ bố mẹ vì khi cho trẻ ăn, hầu như bố mẹ nào cũng dùng lưỡi để kiểm tra độ nóng, sử dụng chung bát, đũa, thìa khi ăn cơm cùng con.

Vi khuẩn HP được Tổ chức Ung thư Quốc tế xem như là thủ phạm số một gây ra ung thư dạ dày và khuyến cáo rằng không có HP sẽ làm giảm ung thư dạ dày. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng vi khuẩn HP chỉ là một trong các nguyên nhân dẫn đến ung thư chứ không phải cứ có vi khuẩn HP là chắc chắn sẽ bị ung thư.

Vi khuẩn HP ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em như thế nào?

Có tới 70% người nhiễm khuẩn HP mà không hề biết vì không có triệu chứng rõ ràng. Khi nhiễm vi khuẩn HP, niêm mạc dạ dày thường bị viêm gây ra bệnh viêm dạ dày mãn tính và viêm dạ dày teo mãn tính.

Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các tổn thương tiền ung thư như tổn thương cấp thấp và tổn thương tiến triển, và cuối cùng trở thành ung thư.

Những triệu chứng khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP

Vì trẻ em có tính cách hiếu động nên triệu chứng nhiễm khuẩn HP ở trẻ nhỏ thường khó kiểm soát hơn người lớn. Tuy nhiên, bố mẹ có thể dựa vào những biểu hiện sau để kịp thời khắc phục cho trẻ:

- Con kêu đau quanh rốn hoặc vùng thượng vị.

- Trẻ hay bị ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn.

- Người gầy yếu, xanh xao, thiếu máu.

- Ăn không ngon miệng, sụt cân.

- Nôn ói nhiều hoặc đại tiện có máu tươi, máu lẫn trong phân có màu đen như nhựa đường.

Bố mẹ cần phải làm gì để giúp con phòng ngừa vi khuẩn HP?

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ, dạy con cách tự rửa tay chân trước và sau bữa ăn. Tạo thói quen đánh răng đều đặn 2 lần/ngày cho con để quét sạch vi khuẩn trong miệng, thay thế bàn chải đánh răng đều đặn.

- Bố mẹ và người thân tuyệt đối không nhai, bón, mớm đồ ăn cho trẻ nhỏ.

- Cảnh báo người lớn không nên hôn vào miệng trẻ em.

- Mỗi người nên có bộ dụng cụ ăn uống riêng, không dùng chung với trẻ.

Những trẻ cần được tầm soát H.P bao gồm:

Theo lời khuyên của Đại học Tiêu hóa Hoa Kỳ, trẻ em có 5 điều kiện này được khuyến nghị thực hiện sàng lọc vi khuẩn Helicobacter pylori:

- Bị viêm loét dạ dày.

- Bị viêm dạ dày mãn tính.

- Có người thân mắc ung thư dạ dày.

- Bị thiếu máu, thiếu sắt một cách bất thường.

- Khó tiêu và chậm lớn.

Chia sẻ