Bé gái ăn nhiều thịt sẽ dậy thì sớm

,
Chia sẻ

Một chế độ ăn uống với lượng thịt cao có thể khiến các cô bé bước vào tuổi dậy thì sớm và có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú và bệnh tim.

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Brighton đã tiến hành nghiên cứu với chế độ ăn uống của 3.000 bé gái và phát hiện ra rằng 49% các bé gái ăn trên 12 khẩu phần thịt một tuần ở độ tuổi lên 7 đã bắt đầu tuổi dậy thì khi được 12 tuổi rưỡi sớm hơn những cô bé ăn ít thịt hơn. Và những cô bé ở độ tuổi lên ba ăn nhiều hơn 8 khẩu phần thịt một tuần cũng có dấu hiệu tương tự.

Kết quả cũng cho thấy những cô bé này cũng có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn như ung thư vú, ung thư buồng trứng và bệnh tim do tuổi dậy thì đến sớm.

Bé gái bắt đầu tuổi dậy thì sớm có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung và bệnh tim.
Một khẩu phần thịt (tương đương khoảng 100 - 300 gram, tùy từng loại) là lượng thịt bình thường một đứa trẻ có thể ăn trong một bữa ăn. Vì vậy phần thịt cho các bé gái ba tuổi thì ít hơn với khẩu phần cho bé gái 7 tuổi. Đồ ăn nhẹ như bánh sandwich kẹp thịt xông khói chứa khoảng một nửa khẩu phần thịt và thịt nướng chứa cả khẩu phần thịt.

Imogen Rogers, cựu giảng viên môn dược, lưu ý các bậc cha mẹ nên cắt giảm bớt khẩu phần thịt trong bữa ăn của con gái cho phù hợp. “Thịt là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như sắt và kẽm, hai chất rất cần được bổ sung nhiều trong quá trình thai nghén. Điều này cho thấy một chế độ ăn nhiều thịt có thể là bước chuẩn bị một cơ thể cho quá trình thai nghén”.

Tuổi dậy thì trung bình của các bé gái giảm đột ngột từ thế kỷ 20, có thể cho thấy do các bé được ăn thịt sớm hơn. Béo phì cũng là một nhân tố khiến các bé ngày các bước vào tuổi dậy thì sớm. Nhưng đó cũng không phải là nguyên nhân duy nhất vì tuổi dậy thì trung bình không còn giảm mặc dù trẻ béo phì ngày một tăng.

Dậy thì sớm dễ mắc căn bệnh ung thư vú, có thể bởi vì mức độ phơi nhiễm với estrogen nhiều hơn của phụ nữ trong suốt cuộc đời.
 
Theo Đất Việt/Dailymail
Chia sẻ