Bé gái 3 tuổi nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thứ mà nhà nào cũng có

Hà Vũ,
Chia sẻ

Có những đồ vật rất phổ biến trong mỗi gia đình lại tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm, ngộ độc cho trẻ nhỏ mà người lớn vẫn chủ quan không đề phòng.

Nhiều bệnh viện gần đây đã tiếp nhận không ít trẻ em uống nhầm thuốc của người lớn, gây nguy hiểm đến tính mạng. Tiêu biểu là trường hợp của bé gái 3 tuổi người Trung Quốc tên là Hiên Hiên. Ngày 27/7, bà ngoại của Hiên Hiên phát hiện ra đứa cháu cầm một chai thuốc đưa lên miệng uống, nhìn kỹ bà phát hiện đó là lọ thuốc chống cao huyết áp của bà.

Mọi người trong gia đình vô cùng sợ hãi, làm mọi cách để cô bé nôn thuốc ra nhưng không thành công. Cuối cùng, gia đình phải đưa Hiên Hiên đến Bệnh viện Nhi Vũ Hán để cấp cứu. Bác sĩ ở Khoa cấp cứu giải thích, khi Hiên Hiên đến bệnh viện, sắc mặt đỏ, buồn ngủ, nôn ói, nhịp tim nhanh, xuất hiện tình trạng ngộ độc thuốc. Bác sĩ hỏi gia đình rằng cô bé đã uống bao nhiêu viên thuốc, nhưng gia đình cũng không rõ.

Sau khi cấp cứu, cuối cùng đứa trẻ cũng thoát khỏi nguy hiểm. Theo ông Đinh (ông của Hiên Hiên) giải thích, viên thuốc trong chai nhựa lớn hơn hạt đậu xanh một chút, vỏ bọc một lớp đường bóng, đứa trẻ nhầm lẫn cho rằng đó là viên kẹo.

Bé gái 3 tuổi nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thứ mà nhà nào cũng có - Ảnh 1.

Mọi người trong gia đình vô cùng sợ hãi, làm mọi cách để cô bé nôn thuốc ra nhưng không thành công.

Bác sĩ Thái, trưởng Khoa Cấp cứu cũng cho biết: Nguyên lý cơ bản trong việc điều trị của các loại thuốc chống cao huyết áp là mở rộng các mạch máu của cơ thể để đạt được mục đích hạ huyết áp. Người lớn nếu dùng quá liều có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và huyết áp hạ quá mức. Nếu trẻ con uống nhầm phải, không được điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Vũ Hán, mỗi tháng bệnh viện đều tiếp nhận khoảng hơn 30 trường hợp trẻ em uống nhầm các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc hen suyễn, thuốc hạ đường huyết, thuốc thần kinh,… còn có cả trường hợp uống nhầm thuốc trừ sâu. Một số chất hóa học có tác dụng ăn mòn, nếu trẻ uống nhầm phải sẽ có thể mất mạng.

Làm thế nào để ngăn ngừa trẻ em uống nhầm thuốc?

Trẻ em thường bị uống nhầm thuốc người lớn chủ yếu tập trung ở trẻ từ 1- 5 tuổi. Trẻ ở giai đoạn này, vì nhận thức vẫn chưa đầy đủ, lại có tính hiếu kỳ, tò mò, rất dễ bị uống nhầm. Bởi trẻ còn quá nhỏ, chức năng gan thận chưa hoàn thiện, một khi bị "ngược đãi", gây nguy hại đối với sức khỏe của trẻ rất nghiêm trọng.

Để tránh "tại nạn" liên quan đến việc trẻ uống nhầm thuốc, bác sĩ kiến nghị:

- Cố gắng không uống thuốc trước mặt con bạn, bởi vì đứa trẻ sẽ bắt chước hành vi uống thuốc của người lớn.

Bé gái 3 tuổi nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thứ mà nhà nào cũng có - Ảnh 2.

Rất nhiều trẻ uống nhầm thuốc của người lớn (Ảnh minh họa).

- Không phải vì muốn đứa trẻ uống thuốc, mà nói dối trẻ đó là "kẹo ngọt".

- Bình thường cha mẹ nên đặt thuốc ở nơi trẻ không dễ lấy được.

Cần làm gì khi phát hiện trẻ uống nhầm thuốc?

- Cố gắng tìm hiểu xem con bạn đã ăn loại thuốc gì và đã ăn bao nhiêu. Nếu trẻ bị nhầm lẫn với một loại thuốc tổng quát, chẳng hạn như một loại vitamin có ít tác dụng phụ, hãy để trẻ uống một ít nước lạnh, để thuốc được pha loãng và đào thải ra ngoài.

- Các loại như thuốc ngủ, thuốc chống cao huyết áp, thuốc hạ sốt, thuốc hạ đường huyết,… có tác dụng phụ nhất định, có những hạn chế liều lượng, cha mẹ tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu.

- Nếu trẻ uống nhầm các loại thuốc có tính ăn mòn, không được cho trẻ uống nước, cũng không được tự ý nôn ói, tránh khiến cổ họng, thực quản và dạ dày đứa trẻ bị tổn thương lần thứ 2, nên kịp thời đưa trẻ đến viện.

- Nếu trẻ uống phải thực phẩm tự bản thân cha mẹ không xác minh được, nên đưa trẻ vào viện và cầm theo bao bì bên ngoài hoặc là phần còn thừa lại đến bệnh viện, điều này giúp bác sĩ phán đoán nhanh hơn và có biện pháp xử lý kịp thời, thích hợp.

Người lớn cho trẻ uống thuốc kiểu này cũng rất nguy hiểm

- Cưỡng ép, bóp miệng đổ thuốc vào miệng trẻ: Điều này không chỉ khiến đứa trẻ bị sặc ho, nôn mà còn có thể dẫn đến viêm phổi, thậm chí ngạt thở gây nguy hiểm tính mạng.

Bé gái 3 tuổi nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thứ mà nhà nào cũng có - Ảnh 3.

Nên dùng ống tiêm để bơm thuốc từ từ vào miệng trẻ (Ảnh minh họa).

Phương pháp cho trẻ uống chính xác: Sử dụng một ống tiêm, rửa sạch, sau đó bơm thuốc từ từ vào một bên má trong của bé, mỗi lần bơm một chút, để trẻ có thể nuốt kịp và tránh bị sặc.

- Không dựa vào liều lượng dùng thuốc: Trước khi uống thuốc một thời gian phải ăn, khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc ngắn, có thể sẽ dẫn đến uống quá liều.

- Giảm liều lượng thuốc của người lớn để cho trẻ uống: Đứa trẻ không phải là phiên bản thu nhỏ của người lớn. Hệ thống nội tiết, cơ quan nội tạng còn chưa hoàn thiện, nếu uống thuốc bừa bãi chỉ có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

- Uống thuốc với nước ép: Trong nước hoa quả có chứa axit, có thể sẽ làm giảm công hiệu của thuốc.

- Cho trẻ dưới 2 tuổi uống thuốc viên: Trẻ khoảng 2 tuổi vẫn còn đang học nhai và nhuốt, nếu cho trẻ uống nguyên viên thuốc, rất dễ khiến trẻ bị nghẹt thở. Tốt nhất, thuốc viên nên nghiền nhỏ pha nước, cho trẻ dễ uống.

Nguồn: Sohu

Chia sẻ