Bé bị đau nhức miệng, chảy máu kèm theo sốt thì mẹ hãy bình tĩnh triển 16 chiêu này để con hết nhiệt, ăn ngon cơm

Khánh Vân,
Chia sẻ

Tổng hợp những kiến thức và cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng tại nhà cho mẹ chăm bé đúng cách, hiệu quả và giúp con hết đau, ăn ngon.

Thế nào là nhiệt miệng ở trẻ nhỏ?

Mẹ có thể hiểu nôm na nhiệt miệng là những tổn thương diễn ra ở niêm mạc miệng hoặc nướu răng khiến cho em bé gặp khó khăn, trở ngại trong việc ăn uống hàng ngày. Chắc chắn khi không may xuất hiện những vết lở loét này trong miệng, bé con sẽ rất khó chịu, đau đớn nên mẹ thông thái hãy lường trước về nguy cơ trẻ trở nên kém ăn hơn thường ngày nhé. Hiểu biết đầy đủ sẽ giúp cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Bé bị đau nhức miệng, chảy máu kèm theo sốt thì mẹ hãy bình tĩnh triển 16 chiêu này để con hết nhiệt, ăn ngon cơm - Ảnh 1.

Nhận biết nhiệt miệng ở trẻ em khá đơn giản vì chắc hẳn là người lớn ai cũng từng trải qua những giai đoạn khó khăn này. Mẹ chỉ cần quan sát nếu thấy trong miệng bé xuất hiện những vết loét màu trắng hoặc vàng, bao quanh bởi viền đỏ gây đau buốt là có thể xác định con đang bị nhiệt miệng “tấn công”. Vị trí của chúng rất đa dạng, có thể xuất hiện ở môi, trong má, lưỡi hoặc vòm miệng. Chúng ta đều biết nhiệt miệng không mấy nguy hiểm cho trẻ nhưng khi xảy ra, nó thực sự khiến các mẹ phải đau đầu ứng phó, nhất là lúc con “chống đối” ăn uống vì đau nhức và khó chịu.

Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng

Các mẹ có con nhỏ chắc sẽ tò mò rồi tự hỏi vì sao áp dụng các cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng, ăn uống đủ chất như thế mà bé vẫn mắc phải chứng bệnh này. Câu trả lời rất đơn giản là không tồn tại một nguyên nhân cụ thể cho việc nhiệt miệng ở trẻ em. Đôi lúc chỉ vì con đang căng thẳng mà nhiệt miệng xảy ra. Thậm chí khi chẳng may tự cắn vào lưỡi lúc ăn, tạo nên vết thương trong miệng cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng. Rồi những tình huống chẳng ngờ như bác sĩ nha khoa không may làm tổn thương miệng của bé lúc thăm khám cũng có thể gây ra tình trạng khó chịu này.

Bé bị đau nhức miệng, chảy máu kèm theo sốt thì mẹ hãy bình tĩnh triển 16 chiêu này để con hết nhiệt, ăn ngon cơm - Ảnh 2.

Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng.

Để hiểu sâu và rõ ràng hơn, mẹ có thể tham khảo một số nguyên nhân dưới đây:

- Chẳng may cắn vào bên trong má dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng do các virut như herpes simplex gây loét miệng.

-  Thiếu kẽm, sắt, vitamin nhóm B và folic có thể dẫn đến viêm loét miệng tái phát thường xuyên ở trẻ nhỏ.

- Bệnh lý tay chân miệng cũng là tác nhân gây lở miệng ở các bé.

- Do bị bệnh, căng thẳng và mệt mỏi.

Triệu chứng trẻ bị nhiệt miệng

Biểu hiện của nhiệt miệng khá rõ ràng nên mẹ có thể dễ dàng phát hiện cho bé. Nhìn chung, những vết loét trong miệng, trên nướu răng hoặc bề mặt lưỡi sẽ trở nên đau đớn khi ăn phải những món thực phẩm cay, mặn. Nghiêm trọng hơn, một số em bé còn chẳng thể ăn gì cho đến khi tình trạng có tiến triển tốt hơn. Dưới đây là một số biểu hiện, triệu chứng trẻ bị nhiệt miệng giúp mẹ tiện phát hiện và chăm sóc bé.

Bé bị đau nhức miệng, chảy máu kèm theo sốt thì mẹ hãy bình tĩnh triển 16 chiêu này để con hết nhiệt, ăn ngon cơm - Ảnh 3.

Triệu chứng trẻ bị nhiệt miệng.

- Đột ngột bị sốt.

- Trong miệng bị đau.

- Bé không muốn ăn và biếng ăn.

- Nướu răng sưng lên và chảy máu.

- Thiếu năng lượng, nhăn nhó và uể oải.

- Có những mụn nhỏ hoặc bị lở loét trên đầu lưỡi.

Cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng và sốt

Dù nhiệt miệng không gây nhiều nguy hiểm cho trẻ và thậm chí sẽ tự khỏi nhanh chóng sau khoảng 1-2 tuần thì mẹ cũng không nên lơ là cảnh giác bởi một số trường hợp nặng, em bé có thể kém ăn, dẫn đến mất nước và thiếu chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, “cẩn tắc vô áy náy” thì mẹ nên thay đổi một chế độ chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng khoa học và hợp lý.

Chế độ sinh hoạt hằng ngày và cách giảm đau

Bé bị đau nhức miệng, chảy máu kèm theo sốt thì mẹ hãy bình tĩnh triển 16 chiêu này để con hết nhiệt, ăn ngon cơm - Ảnh 4.

Chế độ sinh hoạt khi trẻ bị nhiệt miệng.

1. Súc miệng cho trẻ bị nhiệt miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước ấm ít nhất 4 lần một ngày, cho đến khi những vết lở lành lại.

2. Đảm bảo con uống đủ lượng nước mỗi ngày để tránh gây ra tình trạng mất nước khiến lở miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ có thể dụ bé bằng câu nói: “Uống đủ nước sẽ hết đau miệng nhanh lắm đó con” để ứng phó với tình huống vì đau mà trẻ không chịu bổ sung nước mỗi ngày.

3. Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng bàn chải mềm để giảm đau khi chạm vào những vết loét.

4. Dùng đá lạnh chườm lên vết nhiệt để giảm đau và giúp bé dễ chịu hơn.

5. Không nên mặc quần áo quá dày cho trẻ khi bị sốt.

Một số cách chữa nhiệt miệng

6. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng những loại thuốc, gel trị lở miệng để tránh trường hợp bé bị dị ứng.

7. Mật ong cũng phát huy nhiều lợi ích khi bé bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng cho trẻ nhiệt miệng dưới 1 tuổi.  

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Dù là người lớn cũng thấy vô cùng khó khăn với tình trạng lở loét miệng, chỉ muốn ăn những món dạng lỏng dễ nuốt. Vì vậy, mẹ nên tích cực nấu cho bé những món ăn dạng lỏng và dễ ăn.

Bé bị đau nhức miệng, chảy máu kèm theo sốt thì mẹ hãy bình tĩnh triển 16 chiêu này để con hết nhiệt, ăn ngon cơm - Ảnh 5.

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?

10. Uống nhiều nước.

11. Nước ép cà chua.

12. Nước cam, chanh.

13. Canh củ cải.

14. Canh rau ngót, mồng tơi.

15. Trái cây tươi như đu đủ, dưa hấu, chuối cung cấp vitamin.

Trẻ bị nhiệt miệng không nên ăn gì?

16. Mẹ thông thái nên tránh cho con những đồ ăn đặc, rắn, cay, mặn và có tính axit để giúp bé cải thiện tình hình.

Khi nào nên đưa trẻ bị nhiệt miệng đi khám bác sĩ?

Chẳng thể lơ là bất cứ tín hiệu không tốt nào cho sức khỏe. Khi thấy trẻ bị nhiệt miệng xuất hiện những triệu chứng báo động sau thì mẹ thông thái nên đưa con tới ngay bác sĩ để thăm khám kịp thời:

- Đau ở vùng bụng.

- Giảm cân nhanh.

- Sốt cao bất thường.

- Phân dính máu hay chất nhầy.

- Loét da hay viêm quanh vùng hậu môn. Lở miệng có thể là hậu quả từ viêm ruột hoặc viêm loét dạ dày.

Cách phòng nhiệt miệng cho trẻ

Bé bị đau nhức miệng, chảy máu kèm theo sốt thì mẹ hãy bình tĩnh triển 16 chiêu này để con hết nhiệt, ăn ngon cơm - Ảnh 6.

Tránh các hành động gây tổn thương niêm mạc miệng là giải pháp hàng đầu để mẹ giúp bé phòng lở loét. Đồng thời, một số gợi ý sau đây có thể phát huy tác dụng:

- Hạn chế ăn uống quá khuya.

- Tránh cho bé ăn nhiều đồ xào, nhiều dầu mỡ và cay, nóng.

- Luyện thói quan súc miệng bằng nước muối ấm khoảng 3 lần/ngày.

- Mẹ hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách, nhẹ nhàng với bàn chải mềm.

- Vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc họng, miệng.

- Thực hiện chế độ ăn uống đủ dưỡng chất cho trẻ (nhiều khoáng chất và vitamin A, C, E).

- Tránh cho trẻ ngậm tay, chân và đồ chơi không sạch sẽ, đồng thời chỉ dẫn con vệ sinh khi ăn uống.

- Mẹ dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thường xuyên và lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ.

Nuôi trẻ nhỏ đồng nghĩa với việc mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh vặt diễn ra hàng ngày. Cách duy nhất giúp chúng ta chủ động trong mọi tình huống chính là tự trang bị trước những kiến thức và kỹ năng chăm sóc con mỗi khi bệnh. Và những cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng này nên được lưu trữ vào sổ tay nuôi con thơ của các mẹ thông thái mỗi ngày.

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ