Bật mí 3 nhân tố quan trọng giúp bé khỏe mạnh dài lâu

A.D,
Chia sẻ

Làm mẹ, ai cũng mong muốn con cái phát triển khỏe mạnh dài lâu. Mẹ hãy ghi nhớ ba nhân tố quan trọng quyết định quá trình phát triển khỏe mạnh của bé.

Nuôi con khỏe mạnh dài lâu là một xu hướng được nhiều mẹ tin tưởng và áp dụng hiện nay. Mục đích của phương pháp này là bổ sung dinh dưỡng cân bằngvà chăm sóc giáo dục hợp lý trong những năm đầu đời để tạo cho con nền tảng sức khỏe vững chắc và phát triển khỏe mạnh lâu dài trong tương lai. Trong đó, có 3 nhân tố chính mà mẹ cần lưu ý:

Tăng cân khỏe mạnh

Bật mí 3 nhân tố quan trọng giúp bé khỏe mạnh dài lâu - Ảnh 1.

Cân nặng của trẻ luôn là mối quan tâm hằng đầu của hầu hết các bà mẹ

Cân nặng là một tiêu chuẩn quan trọng giúp mẹ nhận biết con mình có phát triển khỏe mạnh hay không. Cân nặng của trẻ được quyết định ngay từ những năm đầu đời.(1) Giả thuyết “trong tử cung” của Koletzko, năm 2012 cho rằng: Nếu trẻ tiếp nhận nguồn năng lượng dư thừa qua nhau thai ngay từ trong thai kỳ thì đã có nguy cơ béo phì cao ở các giai đoạn sau của cuộc đời.(2)

Và trên hết, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong 6 năm đầu đời là điều kiện sống còn đểcó cân nặng tiêu chuẩn. Theo "Giả thuyết đạm sớm", ăn quá nhiều đạm lúc đầu đời sẽ gây ra lập trình chuyển hóa sớm, làm tăng axit amin giải phóng insulin, gia tăng hoạt động sinh mỡ và làm tăng đáng kể nguy cơ thừa cân, béo phì. Nguy hiểm hơn nữa, dấu hiệu béo phì do dư thừa chất đạm thường không biểu hiện ra ngoài, mãi đến khi trẻ đến tuổi bắt đầu đi học. Một nghiên cứu trên 2 nhóm trẻ có khẩu phần đạm khác nhau chỉ ra rằng: nhóm trẻ ăn lượng đạm cao sẽ có nguy cơ béo phì caogấp 2.34 lần so với nhóm trẻ ăn lượng đạm vừa đủ khi lên 6 tuổi. Chỉ số BMI của trẻ ăn quá nhiều đạm cũng tăng đáng kể (khoảng +0.51 kg/m2) so với mức tiêu chuẩn.(3)

Do đó, mẹ cần tìm hiểu hàm lượng đạm cung cấp cho trẻ trong những năm đầu đời để giảm thiểu nguy cơ thừa cân, béo phì cho con mình. Khi cho trẻ dùng các sản phẩm dinh dưỡng công thức, mẹ nên đọc kỹ thông tin về đạm trên nhãn hộp và chọn các sảnphẩm có hàm lượng đạm vừa đủ để giúp trẻ tăng cân đều và phát triển khỏe mạnh dài lâu.

Tăng cường sức đề kháng

Sức đề kháng tốt giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh và luôn khỏe mạnh. Trong giai đoạn từ 6 tháng đầu đời, trẻ thừa hưởng lượng kháng thể thụ động từ mẹ truyền qua nhau thai trong thời kỳ bào thai và từ nguồn sữa mẹ. Nhưng từ 6 tháng trở đi, lượng kháng thể thụ động giảm trong khi kháng thể chủ động chưa đầy đủ, đặc biệt là trong giai đoạn “tiền học đường” từ 2-6 tuổi, khi trẻ học làm quen với những loại thực phẩm mới, đi mẫu giáo và tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài…trẻ sẽ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm đường hô hấp, tiêu chảy, dị ứng...

Bật mí 3 nhân tố quan trọng giúp bé khỏe mạnh dài lâu - Ảnh 2.

Sau 6 tháng tuổi, trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn

Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi, mẹcần cung cấp cho trẻchế độ dinh dưỡng phù hợp với đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là chất đạm. Vì chất đạm là thành phần chính cấu tạo nên kháng thể của trẻ. Tuy nhiên, không phải chất đạm nào cũng tốt, mà cần cung cấp cho trẻ đạm có hàm lượng và chất lượng phù hợp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa có hàm lượng đạm vừa phải, sẽ có khả năng đệm thấp nên thúc đẩy hệ vi khuẩn có lợi Bifidobacteria trong đường ruột phát triển, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng(4)(5), do đó, sẽ giảm nguy cơ dùng kháng sinh ở trẻ. Để đảm bảo tăng cường sức đề kháng, mẹ cần lưu ý chọn sản phẩm có hàm lượng đạm vừa đủ và chất lượng đạm tối ưu, gần với sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Ngoài ra, các thói quen sinh hoạt hợp lý cũng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng: cho trẻ uống nhiều nước và ngủ sâu, thực hiện chế độ vận động phù hợp với lứa tuổi, cho trẻ ăn ít đường, ít muối và cung cấp đa dạng các dưỡng chất với đầy đủ vitamin và khoáng chất…

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúptrẻ ngon miệng, tăng cân tốt và tăng cường đề kháng. Vì hệ tiêu hóa của trẻ nhũ nhi chưa trưởng thành nên mẹ cần hết sức lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm.

Để tăng cường hệ tiêu hóa, không chỉ hàm lượng đạm mà cả chất lượng đạm cũng vô cùng quan trọng. Trong sữa có 2 loại đạm chính: đạm Whey (đạm hòa tan, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu) và đạm Casein (không hòa tan, khó tiêu hóa, khó hấp thu). Do hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ còn non nớt nên nếu ăn quá nhiều đạm Casein sẽ tạo áp lực, gây khó tiêu, nôn trớ, táo bón, trướng bụng… Trong khi đó, đạm Whey cung cấp các amino acid cần thiết để tạo cơ và tăng cân, đồng thời dễ hấp thu, giảm táo bón, khiến trẻ phát triển cân đối về thể chất.

Tỷ lệ đạm Whey/Casein lý tưởng nhất trong sữa cho trẻ là khoảng 60/40 – 70/30, gần với tỷ lệ này trong sữa mẹ. Khi trẻ ngoài 6 tháng tuổi, mẹ cần chọn sản phẩm dinh dưỡng có Đạm chất lượng, gần với sữa mẹ nhất về hàm lượng, phổ axit amin, tỉ lệ Whey/Casein và bảo đảm tính sinh khả dụng của các dưỡng chất sau hấp thu để bé tiếp tục phát triển khỏe mạnh lâu dài trong tương lai.

Sản phẩm dinh dưỡng công thức Nestlé NAN OPTIPRO 4 và Nestlé NAN OPTIPRO HA 3 (Dành cho trẻ từ 2-6 tuổi).

Đạm Chất Lượng (Nestlé Advanced Protein)* đã được Khoa học chứng minh giúp trẻ:

- Phòng ngừa nguy cơ dị ứng **

- Hỗ trợ tăng cân khỏe mạnh ***

- Hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh dài lâu

Từ Nestlé, NAN OPTIPRO HA 3 với Đạm Chất Lượng (Nestlé Advanced Protein) giúp trẻ Khởi Đầu Vững Chắc, Khỏe Mạnh Dài Lâu.

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, khu Công nghiệp Biên Hòa 2, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

(*) Đạm Whey thủy phân một phần

(**) Dị ứng đạm sữa bò và viêm da dị ứng

(***) Martina Weber, Veit Grote, Ricardo Closa-Monasterolo, Joaquı´n Escribano, Jean-Paul Langhendries, Elena Dain, Marcello Giovannini, Elvira Verduci, Dariusz Gruszfeld, Piotr Socha, and Berthold Koletzko for The European Childhood Obesity Trial Study Group. Lower protein content in infant formula reduces BMI and obesity risk at school age: follow-up of a randomized trial1–5. AJCN. First published ahead of print March 19, 2014 as doi: 10.3945/ajcn.113.064071.

Nguồn tham khảo:

1. Bhua ZA và Lassi Z. Under - và dinh dưỡng khác trong 1000 ngày đầu tiên: tầm quan trọng của vấn đề và sự can thiệp.2015 Tải về PDF [Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2015]

2. Koletzko et al., 2012

3. Weber M et al., Am J Clin Nutr. 19 tháng 3 năm 2014 [Epub ahead of print]

4. Ziegler, Dreiländersymposium, München, 2012

5. Harder et al., Am J Epidemic, 2005

Chia sẻ