BÀI GỐC Tôi chịu thiệt thòi vì "kỹ năng mềm" kém dù chuyên môn giỏi

Tôi chịu thiệt thòi vì "kỹ năng mềm" kém dù chuyên môn giỏi

(aFamily)- Kinh nghiệm sống ít, kỹ năng giao tiếp kém, không khéo trong cư xử khiến tôi gặp nhiều khó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống và công việc...

15 Chia sẻ

"Bật" lại sếp - một... "kỹ năng mềm" của tôi

,
Chia sẻ

(aFamily)- Tôi từng đối mặt với sự sa thải song tôi cũng có vị trí cao từ chính khả năng “bật” lại sếp của mình.

Bích Hiền thân mến!

Đọc tâm sự: “Tôi chịu thiệt thòi vì "kỹ năng mềm" kém dù chuyên môn giỏi”, khác với những gì mọi người suy nghĩ, tôi thấy bạn đang thiếu đi sự tự tin và bản lĩnh. Bạn cũng không biết đấu tranh cho lợi ích của mình, vì thế nên bạn mới chịu thiệt thòi như vậy.

Trong tình huống của bạn, rõ ràng M vào sau, kỹ năng chuyên môn không giỏi bằng bạn, thời gian đóng góp cho công ty cũng chưa nhiều. Nếu như bạn khẳng định cô ấy không có quen biết, không luồn cúi, xuất phát điểm như bạn thì việc cô ấy ngồi lên làm sếp bạn thật không công bằng. Có chăng các sếp của bạn đang ưu ái cô M quá. Trường hợp này, nếu như bạn làm thinh chấp nhận, mãi mãi bạn sẽ chịu thiệt thòi.

Theo tôi, bạn nên gặp sếp chính của mình trong một buổi trao đổi kín đáo để hỏi rõ về chuyện tiến cử vừa rồi. Trong buổi trao đổi đó, bạn cần khẳng định những điểm mạnh của mình cũng như khao khát được cất nhắc và có thể cả bản kế hoạch bạn sẽ thực hiện nếu như được nhậm chức. Từ đó, bạn hỏi sếp tại sao bạn không được ngồi vị trí trưởng phòng kia và lắng nghe câu trả lời chính xác nhất từ sếp.

Nếu như sếp bạn trả lời thấu tình đạt lý và bạn nhận thấy những điểm mình còn thiếu, còn yếu so với M thì lúc đó bạn chấp nhận và cố gắng cho lần sau. Song nếu sếp trả lời không đúng hoặc không công tâm, bạn nên nghĩ tới một con đường mới cho tương lai. Chuyển tới một chỗ làm khác chẳng hạn, ứng cử vào vị trí quản lý hoặc trưởng phòng đúng với chuyên môn của bạn. Với những gì bạn từng thể hiện, tôi nghĩ bạn sẽ không khó để tìm thấy một môi trường mới, ở đó người ta sẽ trọng dụng bạn hơn. Quan trọng nhất, bạn nhìn thấy năng lực thực sự của mình ở nơi làm việc mới, từ đó bạn sẽ nâng tầm của mình lên rất nhiều.

Người Việt Nam ta luôn tự đặt cho mình những khuôn khổ và bắt mình phải chịu cái khuôn khổ đó. Điển hình như vào trong một công ty ắt phải nghe theo lời sếp, sếp nói gì cũng phải dạ vâng, kế hoạch sếp giao nhất nhất phải thực hiện, gặp sếp phải khúm núm…v.v. Thú thực, suy nghĩ như thế quá sai lầm. Đôi khi sếp chỉ huy mình cũng chỉ là làm thuê cho người có tiền và sếp có thành công cũng nhờ sự cố gắng làm việc của nhân viên cấp dưới. Mình là nhân viên thật đấy nhưng không phải vì thế mà lúc nào cũng phải nhún nhường, quỵ lụy.

Tôi đồng ý tỏ vẻ ta đây chốn công sở không tốt nhưng dùng năng lực của mình để thể hiện bản thân và đấu tranh cho quyền lợi chung và riêng sẽ không có gì sai. Mình có thực lực, biết nhìn nhận vấn đề cũng phải biết thể hiện bản lĩnh của mình. Tôi cũng từng “bật” lại sếp của tôi rất nhiều nhưng sự “bật” lại đó nhiều lần chứng minh lời nói, kế hoạch tôi làm là đúng. Chính sự tự tin phản bác lại sếp của tôi đã cứu ông ấy khỏi nhiều bàn thua trông thấy. Tôi tự hào với chính mình, không run sợ, không chỉ đâu đánh đấy, có chính kiến của riêng mình. Tôi từng đối mặt với sự sa thải song tôi cũng có vị trí cao từ chính khả năng “bật” lại sếp của mình.

Đợt vừa rồi, tôi có đọc bài “Xúc cảm thúc con người hành động” đăng trên báo điện tử Dân trí của ông Phan Quốc Việt, chủ tịch Tâm Việt Group, một người cũng từng “bật” lại sếp và tôi cảm thấy ngưỡng mộ tính cách của ông. Chính bản lĩnh đó đã giúp ông có được những thành công rất đáng khích lệ như ngày hôm nay.

Tôi cho “bật” lại sếp cũng là một kỹ năng mềm và rất cần mọi người đánh giá đúng về nó.

Chia sẻ