BÀI GỐC Nghẹt thở vì bức di thư xin đoạn tuyệt quan hệ của vợ

Nghẹt thở vì bức di thư xin đoạn tuyệt quan hệ của vợ

Những dòng chữ ấy như con dao đâm vào trái tim tôi, khiến tôi muốn nghẹt thở. Giá như vợ vẫn còn, tôi sẽ nói một ngàn câu: "Anh hối hận lắm mình ơi!"

16 Chia sẻ

Bật khóc khi khám phá ra sự vĩ đại của người chồng lầm lì ít nói

Trang Minh,
Chia sẻ

Hành động của anh càng khiến máu nóng của tôi bốc lên. Tôi xông lại, bóp miệng anh và hét lên: “Anh là người câm à?”

Nhà tôi có 4 chị em gái, vì thế mà rất đông anh em rể. Nhưng trong số họ, chỉ có chồng tôi là người ít nói nhất. Ai hỏi thì trả lời, không thì luôn im lặng chẳng đụng tới ai. Ngày trước, tôi thích cái tính trầm trầm của anh. Tôi nghĩ rằng người ít nói thì tình cảm sẽ nhiều. Có những người họ không thể hiện tình yêu bằng lời nói mà bằng hành động. Mà anh thì chiều chuộng tôi số một rồi.

Anh còn là một người biết lắng nghe. Tôi có thể ngồi tâm sự, than vãn cả buổi tối hơn 3 tiếng hẹn hò, anh cũng chẳng trách móc gì. Tôi có thể bon bon nói hết chuyện này sang chuyện khác, những chuyện không đầu không cuối cũng chẳng sao. Tôi chấp nhận cưới anh cũng vì yêu cái tính ấy.

Nhưng cưới về rồi, sống chung một nhà thì tôi chán. Chồng tôi vẫn chăm chiều tôi từng chút một, đến cả giặt đồ lót cho tôi trong ngày đến tháng, anh cũng không ngại ngùng. Nhưng anh ít nói vô cùng. Nếu tôi không nói, căn nhà sẽ chìm vào im lặng. Mà nếu tôi nói hoài, thành ra giống như tự độc thoại một mình. Nhiều khi, tôi đùa với anh: “Nếu lâu lâu anh không nói, chắc người ta tưởng anh câm”.

Mỗi lần về ngoại chơi, tôi càng phát chán hơn. Nhà tôi đông anh chị em, ngồi chung mâm nhậu nhẹt chém gió. Ai cũng hồ hởi, ai cũng vui vẻ, nói nhiều. Chỉ có chồng tôi “ngồi im một cục” (mẹ tôi hay bảo thế). Ai hỏi thì trả lời, không thì cười cười cho xong.

chồng ít nói

Có lần, tôi cố ý gây sự với anh. Tôi la hét, đập phá đồ đạc chỉ vì một chuyện rất nhỏ. (Ảnh minh họa)

Thái độ thờ ơ của anh khiến các anh chị em và cả bố mẹ tôi phát bực, lâu dần chuyển sang ghét. Mọi người còn nghĩ anh không muốn về nên mới không vui. Dù tôi nói đỡ cho anh nhiều lần, rồi khuyên anh nhiều lần, chuyện vẫn đâu vào đó.

Có lần, tôi cố ý gây sự với anh. Tôi la hét, đập phá đồ đạc chỉ vì một chuyện rất nhỏ. Chồng tôi lại không nói gì, chỉ lặng lẽ thu dọn những gì tôi bày ra. Hành động của anh càng khiến máu nóng của tôi bốc lên. Tôi xông lại, bóp miệng anh và hét lên: “Anh là người câm à?”

Chồng tôi hơi sững người, nhưng nhanh chóng đẩy tôi ra: “Anh không câm, chỉ là anh không muốn nói lúc này, chờ bao giờ em bình tĩnh lại thì chúng ta nói chuyện”. Anh hờ hững trả lời rồi bỏ vào phòng.

Chúng tôi sống ly thân cũng vì chuyện “anh không muốn nói lúc này” ấy. Thực ra thì là do tôi ôm va li quần áo về nhà ngoại sống cho đỡ bực khi nhìn thấy anh. Anh chỉ nhắn tin một lần: “Bao giờ em về”. Tôi trả lời: “Không về”. Anh nhắn lại: “Vậy em ở bên đó một thời gian cho khuây khỏa, lúc nào hết giận thì về nhé!”.

2 tuần sau khi tôi bỏ về thì ba tôi đổ bệnh. Ông bị tai nạn nặng đến mức gẫy xương chân, phải nằm liệt một chỗ, đến việc vệ sinh cá nhân cũng không làm được. Anh em chúng tôi túc trực chăm sóc ông được 2 ngày đầu. Nhưng ai cũng bận việc nên hầu hết chỉ ghét thăm vào những ngày sau.

Mấy anh em rể khác thì chỉ đến, hỏi thăm vài ba câu rồi vội vã xin phép về. Chẳng hồ hởi như khi nhậu nhẹt nữa. Chỉ có chồng tôi là khác. 

chồng ít nói

Nhìn chồng tôi thao tác mọi việc chu đáo cẩn thận, tôi và mẹ chỉ biết rơi nước mắt. (Ảnh minh họa)

Từ lúc ba vợ bị tai nạn, chồng tôi xin nghỉ phép hẳn nửa tháng. Anh ngày đêm ở viện lo cho ba. Mẹ tôi yếu, ngửi mùi sát trùng ở viện và không khí khó chịu nơi đông người là mệt nên cũng chẳng chăm lo được cho ba tôi. Mọi sinh hoạt của ba dường như đều phụ thuộc vào chồng tôi hết. Từ lau rửa, ăn uống đến cả việc đi vệ sinh, cũng do chồng tôi đảm nhiệm. 

Nếu các anh rể của tôi có vào, biết ông cụ muốn đi vệ sinh cũng chẳng chịu làm vì sợ bẩn, chỉ gọi chồng tôi. Nhìn anh cẩn thận dùng vải che quanh giường, rồi lấy bô nhẹ nhàng đặt lên cho ba tôi đi, lại vệ sinh kỹ càng cho ba tôi sau đó mới mang bô đi đổ mà tôi và mẹ chỉ biết rơi nước mắt.

Ngày trước, anh ít nói thế nào thì giờ, anh nói nhiều thế ấy. Anh đọc báo kể chuyện cho ba tôi khuây khỏa. Anh vừa bóp tay khi ba tôi truyền nước thuốc, vừa trò chuyện đủ thứ trên đời để ba tôi quên cơn đau.

Ba tôi năm viện hơn 20 ngày thì được cho về nhà. Hơn 20 ngày ấy, ba mẹ tôi mới thấu hiểu được chồng tôi. Ông bà nói ông bà biết ơn và thương chồng tôi lắm. Nếu không có chuyện ba tôi bị tai nạn, chắc cả nhà tôi vẫn cho rằng anh là người khó gần, khó tính. Giờ thì tôi mới hiểu, chỉ có những người trưởng thành trong suy nghĩ mới có thể làm được như anh.

Chia sẻ