"Bắt bệnh" qua tình trạng đổ mồ hôi trên cơ thể

Thúy Phạm,
Chia sẻ

Trong một số trường hợp, đổ mồ hôi ở một số bộ phận lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh tật mà bạn cần chú ý.

Đổ mồ hôi có thể là hiện tượng bình thường khi bạn vận động hoặc khi cơ thể đang phải tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nó cũng là cách hạ nhiệt của cơ thể trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, nếu đổ mồ hôi nhiều ở các bộ phận cơ thể mà không liên quan đến vận động hoặc nhiệt độ cao thì có thể là triệu chứng cảnh báo những rắc rối trong cơ thể bạn. 

1. Mồ hôi ở trán - Nóng gan

Chẩn đoán: Theo Trung y, nếu trán đổ nhiều mồ hôi thì có thể là dấu hiệu gây ra bởi nóng gan.

Khuyến nghị: Cố gắng giữ sự bình thản, ít tức giận, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ để tránh không dẫn đến nóng gan. Ngoài ra, uống một cốc trà kỷ tử là giải pháp thường xuyên khá tốt trong trường hợp này.

2. Mồ hôi ở mũi - Phổi yếu

Chẩn đoán: Nếu mũi thường xuyên ra mồ hôi thì đó là dấu hiệu cho thấy phổi cần điều khí. Các bác sỹ tin rằng đây là một dấu hiệu suy giảm miễn dịch. Người bị yếu phổi cần cảnh giác với bệnh nấm phổi. Nấm phổi là một bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong và những biến chứng nặng nề. Vì vậy, việc phòng ngừa nấm phổi là điều vô cùng cần thiết.

Khuyến nghị: Phổi yếu chủ yếu là do suy nhược cơ thể, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch gây ra. Hàng ngày, bạn có thể thực hiện động tác ngồi bó gối, dùng lực hai cánh tay ép cả hai bên chân, bởi vì đây là bộ phận có sự liên kết với phổi. Động tác này có thể có tác dụng điều hòa chức năng của phổi.

3. Mồ hôi ở cổ - Rối loạn nội tiết

Chẩn đoán: Tuyến mồ hôi ở cổ phân phối tương đối ít, do đó rất ít người đổ mồ hôi cổ. Nếu cổ của bạn thường đổ mồ hôi thì đó có thể là dấu hiệu rối loạn nội tiết trong cơ thể.

Khuyến nghị: Tốt nhất là bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra tổng thể hormone. Thông thường, mọi điều chỉnh nội tiết đều phải bắt đầu từ chế độ ăn uống, tập thể dục và nếu cần thiết phải kết hợp điều trị bằng thuốc. Bạn nên tạo cho mình thói quen ăn uống tốt, ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, thực phẩm giàu protein, uống nhiều nước để bổ sung cho cơ thể cần nước. 

Bên cạnh đó, tích cực tập thể dục để nâng cao thể chất cũng vô cùng cần thiết trong cân bằng nội tiết. Không thường xuyên thức khuya, để không phá vỡ đồng hồ sinh học trong cơ thể, tránh dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố...

Ảnh minh họa

4. Đổ nhiều mồ hôi nhiều ở nách - Rắc rối trong chuyện ăn uống 

Chẩn đoán: Ở nách tập trung một số lượng lớn các tuyến mồ hôi vì thế nó là khu vực dễ đổ mồ hôi. Lý do có thể là do chế độ ăn uống thừa cân, ăn quá nhiều hành, tỏi, hành tây và các loại thực phẩm có mùi khác.

Khuyến nghị: Nếu được chẩn đoán là do tuyến mồ hôi hoạt động quá mạnh, bạn có thể đi đến bệnh viện để điều trị bằng laser đơn giản và hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên chuyển sáng chế độ ăn uống nên thanh đạm, dễ tiêu, ăn nhiều trái cây và rau.

5. Mồ hôi ở ngực – Dạ dày không ổn

Chẩn đoán: Theo Trung y, vùng ngực thường đổ mồ hôi là dấu hiệu cho thấy hiệu suất của lá lách, dạ dày và tuần hoàn máu trong cơ thể chậm, cung cấp oxy không được liên tục, điều hòa.

Khuyến nghị: Đừng quá lo lắng, bạn chỉ cần ăn ít dầu mỡ, thực phẩm mát...

6. Đổ mồ hôi ở lòng bàn chân, lòng bàn tay - Thiếu máu

Chẩn đoán: Chứng ra mồ hôi tay, chân có liên quan đến rối loạn thần kinh thực vật (hạch giao cảm). Khi các hạch này không làm tốt chức năng điều tiết của nó sẽ dẫn đến tăng tiết mồ hôi.

Khuyến nghị: Đông y có thể điều chỉnh bằng một số cách như tập luyện khí công, dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga, ẩm thực trị liệu, châm cứu, ngâm thuốc, dùng thuốc uống bằng các loại dược liệu có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ khí huyết, cố biểu liễm hãn hoặc chỉ hãn (bảo vệ phần da lông và làm hết ra mồ hôi)…



Nếu tập luyện quá sức để đổ mồ hôi cho bằng chị bằng em còn khiến bạn gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe.


Chia sẻ