Bàng hoàng nghe gái văn phòng chửi bậy

MZĐ,
Chia sẻ

Không chỉ nói các câu chửi thông thường, những “bộ phận” phụ khoa thầm kín cũng được chị em “văng” tứ tung ngay tại nơi làm việc, khiến ai nghe thấy đều không khỏi “dừng hình”.

“Chửi bậy như hát hay” – thú vui công sở?

Chỉ cần nghe tiếng léo nhéo với một tràng các câu chửi, mọi người ở phòng quảng cáo (công ty VD-HN) không cần ngẩng lên cũng biết là chị Nhung đã đến. Chửi bậy, nói bậy với chị Nhung đã thành thói quen nên đồng nghiệp cũng chẳng ai buồn lên tiếng.

Nói một câu chuyện bình thường, chị Nhung cũng phải đệm theo vào vài ba câu “đ…”. Về sau bắt chước chị Nhung, nhiều chị em khác khi kể chuyện cũng “đ này, đ nọ” liên tục.

Tuy nhiên, mức độ nói bậy của chị Nhung còn được xếp vào dạng nhẹ nhàng vì ít ra chị chỉ dùng các câu chửi thông dụng.

Bất cứ ai nghe cuộc đối thoại của một vài chị em ở phòng kinh doanh (công ty CPMC) nói chuyện, đều không khỏi bị sốc. Trên điện thoại, các chị ngọt ngào với khách hàng bao nhiêu thì bên ngoài, tha hồ “văng tứ tung” bấy nhiêu.

Công việc kinh doanh ở phòng này khá áp lực, tháng nào nhân viên cũng bị sếp ép chỉ tiêu. Bao nhiêu nỗi bực dọc, khó chịu khi phải ra ngoài gặp khách hàng mong kí được hợp đồng đều được các chị “xả tràn” lúc ở văn phòng.

Đ… hiểu con mặt … này ăn gì mà ngu thế. Điên hết cả tiết. Mẹ, có cái hợp đồng hơn 3tr thôi mà cứ lằng nhằng mãi. Lần sau bà đ… thèm làm việc với bọn mày nữa!”. Nghe chị Hằng chửi, các chị em trong phòng cũng nhao nhao lên: “Cái con ấy nhìn mặt như con p…, lần sau chị đừng dây vào”, “Đm, em ghét nhất là mấy con đ… lằng nhằng”… Nghe đoạn hội thoại này, ai bảo các chị đang làm việc ở một phòng quan trọng bậc nhất của công ty?

Ngồi xa sếp, chẳng ai quản lí, lãnh địa phòng kinh doanh trở thành nơi bất khả xâm phạm với nhiều người. Một đồng nghiệp nam cùng công ty chia sẻ rất ngại phải bước chân vào phòng kinh doanh. Đôi khi chỉ vô tình nghe các chị chửi người khác, nhưng ai cũng có cảm giác như chính mình bị chửi.


Nghe gái văn phòng nói bậy, không ít anh chàng đã phải sốc thực sự! (Ảnh minh họa)

Chắc hẳn nhiều người vẫn nghĩ đó chỉ là một vài trường hợp cá biệt, nhưng tình trạng “chửi bậy như hát hay” đang ngày càng phổ biến tại môi trường văn phòng. Ban đầu chỉ là một vài câu chửi bậy của các đồng nghiệp nam. Dần dần về sau, chị em cũng “góp vui” khiến cho việc chửi bậy, nói bậy càng trở nên “xôm” hơn bao giờ hết.

Đối với nhiều người, chửi bậy không bị coi là cách thể hiện kém lịch sự, mà lại chỉ như một thói quen suồng sã thân mật. Công việc căng thẳng, dễ bị stress nên dân văn phòng cũng hay văng tục, nói một vài câu cho “thỏa” cái miệng mà thôi. Đôi khi đến chính sếp còn lỡ miệng văng 1 câu trước mặt nhân viên khi tức giận. Như chị trưởng nhóm ở công ty P.T.A, cực nổi tiếng vì một lần trong cuộc họp giao ban, quá tức cậu nhân viên đã lười còn cãi chày cãi cối, khi cuộc họp vừa tan, mọi người chưa kịp ra hết đã thấy sếp gằn giọng cáu kỉnh “Làm ăn như con c…!”. Khỏi phải nói, nhân viên choáng tới cỡ nào. Không chỉ lần đó, về sau mỗi lần không kìm chế được cơn tức, chị sếp lại văng đủ loại “phụ khoa” khiến anh em chết khiếp!

Đặc biệt, công ty nào có nhiều người trẻ tuổi làm việc thì tình trạng chửi bậy của chị em càng… rầm rộ. Cứ người này học người kia, thậm chí không nói bậy còn bị cho là lạc hậu, không thân thiện và suồng sã. Thu Ba (24t – nhân viên truyền thông) chia sẻ: “Mới đầu đi làm nghe các chị trong phòng gọi nhau là con chó, xong nói đủ những từ như đm, tổ sư, con mặt này, mặt kia… mình hoảng lắm. Sau mới biết đó là cách nói chuyện bình thường của mọi người. Các chị cũng chẳng đanh đá như mình tưởng tượng, chỉ thích nói chuyện kiểu suồng sã thôi. Bây giờ thỉnh thoảng nói chuyện mình cũng đệm vài câu cho… giống các chị, đỡ bị lạc loài!”.

Sướng mồm – hại thân

Chửi bậy có thể giải quyết khâu “sướng mồm”, giúp chị em giải tỏa những nỗi bực dọc trong người. Thế nhưng nếu lúc nào cũng văng tục, văng “phụ khoa”, nhiều chị em đã phải gánh hậu quả không mấy tốt đẹp lắm. Không chỉ người ngồi cạnh, rồi đồng nghiệp phải nhăn mặt, mà chị em còn tự biến mình thành kẻ thiếu văn hóa trong mắt người khác.

Có lần xuống quán nước ngay dưới cổng công ty, hội của Hoài Thanh và các cô nàng cùng phòng cứ liên tục văng đủ thứ, thôi thì ai đen đủi bị các cô ghét ngay lập tức mang “con mặt này mặt kia”, “đm, tổ sư, đ… văng liên tục. Ngồi ngay cạnh đấy là bạn của sếp, cũng là đối tác của công ty. Anh này lên nói lại hết với sếp là “Sao nhân viên của anh chán thế. Chửi bậy như gì, toàn chửi người khác là con mặt… mà lại nói rõ to”. Báo hại cho Thanh, được sếp gọi lên bóng gió đủ điều, tuy không nặng nề nhưng cũng được phen dại dại mặt: “Người có văn hóa, ai lại chửi bậy chỗ đông người thế em nhỉ”.

Buồn cười nhất là chuyện của Thu Ba nói trên, vì cứ học theo các chị cùng phòng nên về nhà nói chuyện với chồng cũng thi thoảng văng tứ tung. 1,2 lần thì chồng bỏ qua, đến lần thứ 4, khi cô lỡ miệng “Nóng vãi … anh ơi”, ngay lập tức một cú tát như trời giáng từ phía anh chồng “thân ái” dành tặng vợ. Chồng cô còn bắt Thu Ba phải nghỉ ngay việc ở công ty, vì “học cái hay thì không học, toàn học đòi thói chửi bậy”.

Một hậu quả đáng buồn hơn của việc chửi bậy, đó là dễ dàng “lây nhiễm” sang trẻ con. Nhà nào bố mẹ hay văng tục, chửi bậy thì con cái cũng học rất nhanh. “Mình giật mình khi nghe con nói đứa bé hàng xóm là nhìn như con cave. Nó còn nói mẹ kiếp rồi cười khanh khách. Kéo nó về đánh cho một trận thì nó mếu máo bảo học mẹ. Từ đó mình chừa hẳn thói nói bậy. Tại ở văn phòng các chị em hay nói 1 vài câu cho vui vẻ, giải stress. Ai ngờ thành quen lúc nào không biết, nguy hiểm thật đấy!”  Mai Khanh (28 tuổi) chia sẻ.

 

Chia sẻ