Bạn vẫn luôn uống nước ngay trước hoặc sau bữa ăn: Y học cổ truyền Ấn Độ nói gì về điều này?

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Khi nào chúng ta uống nước, hay khi nào chúng ta phải uống nước? Rõ ràng là khi chúng ta cảm thấy khát. Tuy nhiên, uống nước ngay trước bữa ăn hay ngay khi ăn xong mới đúng?

Uống nước ngay trước bữa ăn hay ngay khi ăn xong là câu hỏi khá thường xuyên của tất cả mọi người. Trong thực tế, đây là băn khoăn của hầu hết chúng ta. Một số bác sĩ khuyên bạn không nên uống nước trong khi ăn. Thay vào đó, chúng ta nên chờ 1 giờ hoặc lâu hơn rồi mới uống nước.

Một số chuyên gia khác lại khuyên không nên uống nước trước khi ăn. Với quá nhiều đề xuất cũng như những lời khuyên như vậy, rốt cuộc chúng ta phải nghe theo ai? Khi nào thì chúng ta phải uống nước?...

Hãy thử giải quyết bí ẩn này với quan điểm của Y học cổ truyền Ấn Độ!

Bạn vẫn luôn uống nước ngay trước hoặc sau bữa ăn: Y học cổ truyền Ấn Độ nói gì về điều này? - Ảnh 1.

Uống nước ngay trước bữa ăn hay ngay khi ăn xong là câu hỏi khá thường xuyên của tất cả mọi người.

Khi nào chúng ta uống nước, hay khi nào chúng ta phải uống nước? Rõ ràng là khi chúng ta cảm thấy khát. Khát nước là sự thôi thúc tự nhiên, khi bạn cảm thấy khát thì cần có nhu cầu uống nước cho hết khát. Điều này cũng tương tự như việc chúng ta ăn.

Chúng ta tìm đến đồ ăn là khi chúng ta cảm thấy đói. Kể cả chuyện đi vệ sinh cũng vậy. Mục đích duy nhất của tất cả điều này là duy trì nhịp sinh học của cơ thể.

Uống nước trong khi ăn được coi là tốt nhất theo y học cổ truyền Ấn Độ

Uống nước trong khi ăn có tốt không? Y học cổ truyền Ấn Độ gợi ý bạn nên uống nước trong khi ăn. Cụ thể:

Nếu bạn uống nước trước bữa ăn, điều này sẽ làm suy yếu quá trình tiêu hóa. Điều này được lý giải như sau: Nước là chất làm mát, làm loãng nước dạ dày, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh tiêu hóa của cơ thể. Do đó, y học cổ truyền Ấn Độ cho rằng bạn không được uống nước trong vài giờ trước khi ăn. Người ta cũng cho rằng uống nước trước bữa ăn làm cơ thể suy yếu, tiều tụy.

Bạn vẫn luôn uống nước ngay trước hoặc sau bữa ăn: Y học cổ truyền Ấn Độ nói gì về điều này? - Ảnh 2.

Khi bạn uống nước trước bữa ăn, điều này sẽ làm suy yếu quá trình tiêu hóa.

Còn nếu uống nước ngay sau khi ăn xong, điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thức ăn vừa nạp vào và sức mạnh tiêu hóa của cơ thể. Bất cứ loại thức ăn, nước uống nào đều có tác dụng làm mát và tạo cơ hội phát phì nếu bạn theo dõi việc uống nước ngay sau khi ăn thường xuyên. Do đó, y học cổ truyền Ấn Độ cũng không ủng hộ việc uống nước ngay sau khi ăn.

Vì vậy, uống nước sau bữa ăn ngay lập tức không được khuyến khích. Một khi bạn đã ăn xong bữa ăn của mình, hãy chờ khoảng nửa giờ, sau đó uống nước. Điều này sẽ làm dịu cơn khát của bạn và giúp bạn no hơn. Sau 1-2 giờ, bạn có thể uống càng nhiều nước càng tốt vì quá trình tiêu hóa sẽ kết thúc sau đó.

Theo y học cổ truyền Ấn Độ, uống nước trong bữa ăn được cho là có lợi hơn cả. Điều này giúp làm ẩm thực phẩm bạn ăn, đồng thời giúp phân hủy thức ăn thành những hạt nhỏ và mịn. Nếu bạn đang ăn gì đó nhiều dầu hoặc quá cay, uống nước sẽ làm dịu cơn khát của bạn. Vì vậy, đây là thói quen lý tưởng và lành mạnh nhất trong việc uống nước.

Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là bạn nên uống hẳn một ly nước thật đầy để làm dịu cơn khát của bạn. Hãy thử nhấm nháp từng chút nước, nếu không dạ dày của bạn sẽ đầy nước và bạn sẽ ăn ít thức ăn hơn.

Ngay cả khi uống nước trong bữa ăn, hãy đảm bảo nhiệt độ nước cùng nhiệt độ phòng. Uống nước quá lạnh có thể làm giảm quá trình tiêu hóa của bạn, làm cho các enzym tiêu hóa không hoạt động, dẫn đến sự tích tụ chất thải độc hại trong cơ thể. Điều này cũng dẫn đến những bệnh nguy hiểm như trào ngược axit hoặc thoát vị gián đoạn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh uống đồ uống có gas hoặc cà phê trong khi đang ăn.

Bạn vẫn luôn uống nước ngay trước hoặc sau bữa ăn: Y học cổ truyền Ấn Độ nói gì về điều này? - Ảnh 3.

Ngay cả khi uống nước trong bữa ăn, hãy đảm bảo nhiệt độ nước cùng nhiệt độ phòng.

Câu hỏi tiếp theo nảy sinh là trong trường hợp những người được kê toa thuốc phải uống trước bữa ăn. Nếu uống nước trước bữa ăn không phải là thói quen lành mạnh, làm thế nào những người đó có thể dùng thuốc? Bạn có nhớ bác sĩ đề nghị bạn uống thuốc "nửa giờ trước bữa ăn của bạn" không? Vâng, câu trả lời nằm ở đó. Vì bạn không được uống nước ngay trước bữa ăn của mình, bạn nên uống thuốc nửa tiếng trước bữa ăn. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn uống nước với số lượng hạn chế. Đó là theo quan niệm của y học cổ truyền Ấn Độ.

Một số lưu ý khác khi uống nước:

Nếu bạn muốn giảm cân: Hãy uống nước một chút sau khi ăn cơm nửa giờ

Có một vài người cho rằng, không uống nước có thể giảm béo! Hiện nay, các chuyên gia y tế có thể khẳng định với các bạn rằng: Đây chính là một ý nghĩ sai lầm. Muốn giảm thể trọng của cơ thể, mà không uống đủ nước, chất béo trong cơ thể không được chuyển hóa, dẫn đến cơ thể càng tăng cân.

Bạn vẫn luôn uống nước ngay trước hoặc sau bữa ăn: Y học cổ truyền Ấn Độ nói gì về điều này? - Ảnh 4.

Uống nước đầy đủ có thể ngăn ngừa rối loạn hệ tiêu hóa.

Có rất nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể đều dùng nước làm môi trường để dẫn truyền. Chức năng của hệ tiêu hóa và chức năng nội tiết trong cơ thể đều cần nước, các độc tốt trong kết quả chuyển đổi đều dựa vào nước để giúp tiêu độc, uống nước đầy đủ có thể ngăn ngừa rối loạn hệ tiêu hóa. Bạn có thể uống nước sau khi ăn khoảng nửa tiếng, để tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp bạn duy trì vóc dáng thon gọn.

Uống một ly nước trước khi ngủ tốt cho bệnh tim mạch

Nếu tim của bạn không tốt, bạn nên tập thói quen uống một cốc nước trước khi đi ngủ, điều này có thể dự phòng các bệnh rất dễ xảy ra vào buổi sáng sớm như: Tim đau thắt, nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim và các bệnh khác là do độ nhớt trong máu cao dẫn đến.

Khi con người ngủ, vì ra mồ hôi, nước trong cơ thể bị mất đi, khiến nước ở trong máu giảm xuống, độ nhớ của máu cũng sẽ biến đổi tăng rất cao. Nhưng nếu trước khi đi ngủ, bạn uống một cốc nước có thể làm giảm độ dính trong máu, giúp máu lưu thông tốt, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm. Vì vậy một cốc nước trước khi đi ngủ có thể cứu sống bạn.

Chia sẻ