Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào

Bánh Bao,
Chia sẻ

Cứ tưởng những loại trái cây, rau quả chỉ được dùng trong các bữa tráng miệng, thế nhưng có ai ngờ chỉ cần biến tấu chúng trong cách chế biến thì lại cho ra những món ăn độc đáo và không kém phần thú vị.

Không chỉ có canh mít, chôm chôm xào, người miền Tây còn sáng tạo nên rất nhiều món ăn độc đáo khác từ các loại trái cây.

Canh mít non

Mít là loại quả phổ biến với vị ngọt đậm và hương thơm lừng, không chỉ hấp dẫn trong phần thịt quả mà xơ mít còn được sáng tạo ra những món ăn độc đáo khác. Trong đó, canh mít non là một món ăn còn rất lạ miệng mà ít người người biết đến.

Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 1.

Đầu tiên, bạn phải chọn những trái mít non, phần thịt và xơ cân bằng nhau để chế biến món này. Sau khi làm sạch, gọt bỏ vỏ thì được ngâm vào nước lạnh để bớt mủ. Nguyên liệu còn lại của món canh này là tôm tươi và lá lốt. Đặc biệt, tôm đất là ngon nhất vì chúng chắc và ngọt thịt. Món canh sẽ không thể hoàn thành nếu thiếu đi vị hăng nồng bắt mùi của mắm ruốc được cho vào khi nêm nếm.

Với vị ngọt của tôm tươi, mùi thơm của mít non và lá lốt kèm theo vị đậm đà của mắm ruốc đã tạo nên một trải nghiệm ẩm thực hoàn toàn mới lạ. Tuy bình dị và đơn giản nhưng món này đòi hỏi người nấu cần phải chỉn chu từ khâu chọn nguyên liệu đến cách nêm nếm sao cho hương vị phải thật hài hoà.

Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 2.
Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 3.

Trong những trưa hè nóng bức, bát canh với hương thơm thoang thoảng của lá lốt, cái bùi bùi của mít non cùng vị ngọt tự nhiên trong nước dùng đem đến cho bạn cảm giác thơm ngon, lạ miệng rất thú vị. Món canh tuy chưa phổ biến nhưng cũng được các gia đình miền Nam rất ưa chuộng vì hương vị độc đáo và mới mẻ.

Gà xào chôm chôm

Nếu bạn thấy ngán với các món gà chiên, gà hấp… thông thường thì hãy thử đổi vị với món ăn độc đáo từ miền ẩm thực "miệt vườn" của miền Tây, đó chính là gà xào chôm chôm. Thịt gà thơm, dai dai nay lại có thêm vị chua chua, ngọt ngọt của trái chôm chôm đã tạo nên một món ăn đầy sức hấp dẫn.

Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 4.

Thịt gà ngon nhất là phần đùi, sau khi rửa sạch, lọc xương rồi ướp với các loại gia vị cho thấm đều và không thể thiếu nước tương để tạo hương vị đậm đà cho món ăn. Sau khi rán sơ trong dầu nóng, thì cho thêm nước để tạo độ mềm dai. Chôm chôm bóc vỏ, bỏ hạt cho vào chung. Khi thịt gà và chôm chôm ngấm đều gia vị thì cũng là lúc món ăn hoàn thành. Vị ngọt tự nhiên của chôm chôm là yếu tố tạo nên sự mới lại cho món gà xào này.

Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 5.
Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 6.
Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 7.

Chẳng cần nước chấm cầu kì, chỉ có một chén nước mắm trong kèm vài lát ớt the the là đã đủ cho một món ăn hấp dẫn, hoàn hảo. Gà xào chôm chôm sẽ ngon nhất khi ăn cùng cơm nóng, chan nước xào đậm đà hoà quyện cùng vị thơm ngọt của cơm trắng kèm thêm vị gà dai dai. Món ăn độc đáo này đã khiến bao thực khách phải mê mẩn.

Gỏi bưởi

Là thực phẩm có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, kèm theo hương vị thơm ngon đặc trưng nên từ lâu bưởi đã là loại trái cây quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ dừng lại ở đó, bưởi còn là nguyên liệu để người miền Tây chế biến nên món gỏi bưởi này cực kỳ thơm ngon, hấp dẫn.

Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 8.

Món ăn được chế biến tương đối đơn giản, bạn chỉ cần thịt bưởi, cà rốt, dưa leo, thịt ba chỉ, tôm sú… Sau đó trộn đều cùng với nước chua ngọt hài hoà giữa chanh hoặc giấm cùng đường, một chút nước mắm sẽ khiến món ăn thêm thơm và bắt vị. Và cũng không thể bỏ qua thành phần phụ nhưng lại tạo nên vị thơm bùi cho bất kì món gỏi nào, đó là hành phi và đậu phộng rang. Món ăn đặc biệt này còn có chút béo giòn, sừn sựt từ dừa nạo khá mới mẻ.

Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 9.
Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 10.
Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 11.

Màu sắc hài hòa kết hợp với vị chua, cay, mặn, ngọt có đủ đã giúp gỏi bưởi trở thành món ăn chinh phục vị giác của mọi thực khách. Khi ăn, bạn sẽ chan nước mắm tỏi ớt, rồi trộn đều lên để thưởng thức. Món ăn thấm đẫm trong từng hương vị khiến ai một lần trải nghiệm đều nhớ mãi.

Gỏi củ hũ dừa

Củ hũ dừa, cái tên rất lạ lẫm với thực khách nhưng lại là đặc sản của vùng quê Bến Tre. Đây là phần thân non, trắng nõn trên tận ngọn của cây dừa. Củ hũ dừa giàu dinh dưỡng và được dùng để chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon, trong đó nổi bật nhất là món gỏi để khai vị trong các bữa ăn.

Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 12.
Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 13.

Phần quan trọng nhất của món là củ hũ dừa, phải được làm sạch và thái thành từng lát mỏng. Món ăn được trộn chua ngọt cùng với các nguyên liệu như tôm tươi, thịt ba chỉ… Vị giòn sựt của "nhân vật chính" hòa cùng các loại rau củ khác thấm đều vị chua chua, ngọt ngọt. Tuy nhiên, món ăn này không thể thiếu đi cái vị the nồng của rau răm, hành phi thơm thơm cùng đậu phộng rang bùi bùi. Sự kết hợp cùng với tôm thịt ngọt tươi của củ hũ dừa đã tạo nên hương vị hài hòa và hấp dẫn.

Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 14.
Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 15.
Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 16.

Trên nền trắng, đỏ của các nguyên liệu, món gỏi không chỉ bắt vị mà còn vô cùng đẹp mắt. Đặc biệt, khi thưởng thức cùng nước mắm chua ngọt sẽ khiến món ăn đậm vị và cảm giác ăn mãi không ngán.

Gỏi sầu đâu

Sầu đâu là một món rau trong bữa cơm hàng ngày của người Campuchia và du nhập vào các tỉnh miền Tây từ khá lâu, đặc biệt là vùng biên giới Châu Đốc. Món ăn khác biệt với vị đắng chát khó ăn, ấy vậy mà lại được nhiều người ưa chuộng. Gỏi sầu đâu mang hương vị "gây thương nhớ" bởi sự hấp dẫn và độc đáo.

Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 17.
Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 18.

Món gỏi này được chế biến đơn giản, nhanh gọn. Lá non và hoa sầu đâu được rửa sạch rồi trụng qua nước sôi cho bớt đắng, sau đó để ráo nước. Dưa chuột, cà chua và xoài thái mỏng hoặc xắt sợi. Người miền Tây thường làm món gỏi sầu đâu khô cá lóc hoặc khô cá sặc. Khô cá nướng xé nhỏ, thịt ba chỉ luộc xong thái mỏng, cho thêm ít tôm bóc vỏ nếu muốn tăng thêm vị ngọt.

Trộn các nguyên liệu lại với nhau, rưới đều nước mắm tỏi ớt pha chua ngọt lên để gia vị thấm đều. Nước chấm ăn cùng món này phải là mắm me hài hoà trong từng vị chua, cay, mặn, ngọt. Ban đầu thưởng thức món này bạn sẽ hơi ngại miệng vì vị đắng đặc trưng của sầu đâu, nhưng khi nhai thật kỹ rồi nuốt vào thì lại có cảm giác ngọt thanh trong cuống họng, càng ăn lại càng nghiện.

Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 19.
Bái phục sự sáng tạo của người miền Tây: hết dùng mít nấu canh lại mang chôm chôm đi xào - Ảnh 20.

Gắp một miếng gỏi gồm khô cá sặc, thịt ba chỉ kẹp với dưa leo và đặc biệt là lá sầu đâu, rồi chấm với một ít nước mắm me chua ngọt, bạn sẽ cảm nhận được vị đắng thanh kết hợp vị chua của nước chấm. Món ăn tuy dân dã, không cầu kỳ, nhưng lại mang đến cho người thưởng thức nhiều trải nghiệm thú vị.

Chia sẻ