Bài học nhói lòng từ những ca hóc dị vật ở trẻ

Nhã Đan,
Chia sẻ

Bé Nguyễn Cao Khang (4 tuổi) tử vong ngày 17/7 vừa qua do dị vật cản đường thở lại một lần nữa kéo hồi chuông cảnh báo cha mẹ về những tai nạn ở trẻ do hóc dị vật.

Hóc phải dị vật đường thở là một tai nạn rất thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ nhỏ thường hiếu động, tò mò trước môi trường sống thêm vào đó, bé chưa có ý thức bảo vệ mình, vì thế nếu bất cẩn, cha mẹ lơ là con dù 1 phút cũng có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm tới tính mạng. 

Cha mẹ bất cẩn, con gặp nạn

Chiều 17/7, cả khu phố Bình Hòa, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An xôn xao thương cảm cho trường hợp của bé Nguyễn Cao Khang (4 tuổi) tử vong do dị vật cản đường thở. Được biết, 8 giờ sáng cùng ngày, chị Trần Thị Sáng – mẹ bé Khang đã cho bé ăn thạch rau câu. 

Đang ăn ngon lành, bé khiến cả nhà tá hỏa vì bé bỗng nằm lăn ra nền nhà, giẫy giụa, người tím tái, bé tử vong trên đường cả nhà đưa bé vào bệnh viện. Được biết, trước đó 3 tháng, bé cũng từng nhập viện vì bị hóc xúc xích, nhưng tai qua nạn khỏi vì bé được kịp thời nhập viện.  

Bài học nhói lòng từ những ca hóc dị vật ở trẻ 1
Chị Sáng đau khổ trước sự ra đi quá đột ngột của con (Ảnh: NLĐO)

Ngày 3/5 vừa qua, bé P.A. (2 tuổi) cũng nhập viện trong tình trạng nuốt phải khung nhựa nhỏ của chiếc điện thoại. Chuyện xảy ra khi bé ngồi chơi với bố, trong lúc bé ngồi xem tivi thì anh tháo điện thoại để thay sim, mải làm không để ý, bé P. A đã nhanh tay nuốt gọn khung nhựa của điện thoại. Ngay lập tức, bé lăn ra đất, tím tái, ho sặc sụa, nôn mửa dữ dội. Ngay lập tức bé được bố mẹ đưa đến bệnh viện Nhi Đồng 1 cấp cứu trong tình trạng khó thở, tím tái. 

Chỉ sau một lúc tiến hành chụp Xquang, bác sĩ đã phát hiện ra khung nhựa nhỏ nằm chắn ngang thực quản của bé. Nhờ sự thăm khám và cứu chữa tận tình của các y bác sĩ, bé đã may mắn thoát chết. Bác sĩ nhận định, chỉ cần 1 phút chậm trễ e rằng bé sẽ không thoát khỏi cái chết. 

Mới đây cũng có một trường hợp bé nuốt phải dị vật do cha mẹ sơ ý đó là bé A. T (10 tháng tuổi, Hà Tĩnh), bé nhập viện Nhi Trung Ương trong tình trạng tím tái, khó thở, người run lẩy bẩy. Chuyện là đang ngồi chơi với bà và mẹ, bé nhặt được chiếc ghim băng người lớn đánh rơi và bé cho ngay vào miệng nuốt chửng. 

Nhìn thấy con, mẹ bé ra sức móc họng nhưng chiếc ghim chui sâu vào trong, rơi xuống thực quản. Quá trình nội soi gắp dị vật ra rất khó khăn, mất gần 2 tiếng đồng hồ, may mắn do gia đình đưa bé đến kịp thời nên bé đã sống sót. 

Mới đây, một trường hợp thương tâm xảy ra khi bé L.N (5 tuổi, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) tử vong khi nuốt đầu bút bi, do không được sơ cứu kịp thời bé đã tử vong khi trên đường đưa tới viện. 

Lời khuyên để trẻ không bị hóc dị vật

Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ, nguyên nhân chính cũng do cha mẹ bất cẩn, không để ý tới con. Lời khuyên tốt nhất đó là các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần thiết phải để mắt tới trẻ trong lúc, mọi nơi. Bậc phụ huynh nên xây dựng cho con một môi trường an toàn để con có thể phát triển một cách tốt nhất. 

Trong nhà, cha mẹ cần tránh trong tầm với của trẻ những đồ vật dễ làm tổn thương trẻ, khiến trẻ hóc (ghim băng, khung nhựa, kim may, đinh ghim, tăm nhọn, đồ chơi nhỏ,...). Cha mẹ cần tỉnh táo lựa chọn đồ ăn cho bém hãy loại bỏ những đồ ăn có nguy cơ ảnh hưởng tới đường thở của bé (bỏng ngô, lạc, các loại hạt...)

Chế biến đồ ăn cho con thật cẩn thận đặc biệt với những thực phẩm có xương sống. 

Bài học nhói lòng từ những ca hóc dị vật ở trẻ 2
Lời khuyên tốt nhất đó là các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần thiết phải để mắt tới trẻ trong lúc, mọi nơi (Ảnh minh họa)

Sơ cứu khẩn cấp khi trẻ hóc phải dị vật

Việc sơ cứu trẻ hóc dị vật vô cùng quan trọng, nếu xử lý đúng cách và kịp thời sẽ cứu được bé trong gang tấc. Nếu không kịp thời chỉ sau 5-6 phút, dị vật chèn đường thở sẽ khiến bé ngừng thở, suy hô hấp. 

Khi bị hóc, nghẽn đường thở, trẻ thường có những biểu hiện ho, khạc để cố tống dị vật ra ngoài, tím tái, khó thở, giẫy giụa, mặt đỏ bừng...

Đối với trẻ nhỏ khi bị dị vật đường thở nói chung và bị sặc cháo nói riêng, cần sơ cứu kịp thời bằng cách áp dụng phương pháp vỗ lưng và ép ngực.

 Bài học nhói lòng từ những ca hóc dị vật ở trẻ 3
Bài học nhói lòng từ những ca hóc dị vật ở trẻ 4


Nên làm xen kẽ 2 phương pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi vị vật đường thở được tống ra ngoài.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa nhi, bệnh viện Bạch Mai) cho biết, khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ không nên dùng tay móc họng trẻ, có rất nhiều trường hợp thương tâm xảy ra khi cha mẹ vô tình khiến dị vật đi sâu vào đường thở và khiến không thể cứu sống con kịp thời. 

Với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất và dùng tay vỗ thật mạnh vào lưng, bụng và tiếp tục quan sát xem dị vật đã đi ra ngoài hay chưa. Bằng mọi cách có thể, hãy đưa trẻ tới  ngay bệnh viện gần nhất. 



Đuối nước, tai nạn giao thông, côn trùng đốt... là những tai nạn thường thấy ở trẻ trong dịp hè.
Bài học nhói lòng từ những ca hóc dị vật ở trẻ 5
Chia sẻ