Bài học công việc từ câu chuyện nhỏ

Tạ Lê Phương,
Chia sẻ

Có những câu chuyện rất ngắn nhưng khi khám phá được nhiều tầng nghĩa sâu hơn bên trong câu chuyện, có thể nó sẽ giúp ích rất nhiều cho quan niệm về công việc, về cách kinh doanh của bạn.

Câu chuyện 1: Người đàn ông cắt cỏ

Một người đàn ông làm nghề cắt cỏ thuê gọi điện cho một phụ nữ và nói:

- Bà có cần cắt cỏ không?

- Không cần đâu, tôi đã có thợ cắt cỏ rồi

- Tôi sẽ giúp bà nhỏ cả cỏ tạp trong khóm hoa

- Thợ của tôi cũng làm rồi.

- Tôi sẽ tỉa cỏ và thu dọn hai bên lối đi ngay ngắn lại cho bà.

- Thợ mà tôi thuê cũng làm việc đó rồi. Cảm ơn anh nhé, tôi thật sự không cần thợ mới

Người đàn ông chào và gác máy. Một người ở cùng phòng với anh thấy lạ bèn hỏi: “Chẳng phải cậu là thợ cắt cỏ của bà ấy sao? Sao còn phải gọi điện và hỏi như vậy?”

Người đàn ông mỉm cười: “Tôi chỉ muốn biết mình làm tốt hay chưa”.

Bài học công việc từ câu chuyện nhỏ 1
Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại hàm chứa rất nhiều bài học lớn lao cho bạn - (Ảnh minh họa)

Bài học cho bạn:

-Lấy khách hàng làm trọng điểm quan tâm chú ý, không ngừng thăm dò phản ứng và đánh giá của khách hàng. Có như vậy, bạn mới biết được sở trường và điều gì mình còn thiếu. Sau đó tiếp tục phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm, cải tiến chất lượng công việc và luôn luôn giữ được khách hàng.

-Đây cũng là một trong những nguyên tắc quản lý chất lượng: căn cứ thực tế để cải tiến tư tưởng. Một nhân viên cũng có thể kết hợp nhiều công việc ở một cương vị.

-Không chỉ riêng người làm kinh doanh, mọi nhân viên đều có thể làm hài lòng khách hàng. Một người làm việc như trong câu chuyện sẽ có được những khách hàng luôn trung thành. Khi bạn luôn quan tâm khách hàng của mình thì chất lượng làm việc làm việc của bạn mới có thể không ngừng hoàn thiện hơn.

-Đây cũng là mẹo giao tiếp. Muốn có được đánh giá khách quan, công bằng thật sự rất khó. Và câu chuyện đã cho bạn một phương pháp khá sáng tạo, không phải sao?

Bài học công việc từ câu chuyện nhỏ 2
Khách hàng là Thượng đế luôn là bài học đầu tiên trong kinh doanh - (Ảnh minh họa)

Câu chuyện 2: Tiểu hòa thượng đánh chuông

Có một tiểu hòa thượng phụ trách việc đánh chuông. Làm nửa năm, hòa thượng cảm thấy vô vị bởi “làm hòa thượng một ngày thì đánh chuông một ngày” mà thôi. Một hôm, trụ trì ngôi chùa quyết định cho vị tiểu hòa thượng ra hậu viên chẻ củi, gánh nước, bởi vì hòa thượng không hoàn thành tốt việc đánh chuông. 

Tiểu hòa thượng không phục bèn hỏi: “Trụ trì, chuông con đánh chẳng lẽ không đúng giờ, không vang sao?”. Trụ trì nhẫn nại giải thích: “Chuông con đánh tuy rất đúng giờ, cũng rất vang, nhưng mà tiếng chuông rỗng tuếch, mệt mỏi, không có sức kêu gọi. Tiếng chuông là để thức tỉnh chúng sinh mê muội. Do đó tiếng chuông không những phải vang mà còn phải trơn tru, trầm ấm và vang xa”.

Bài học cho bạn:

-Vị trụ trì đã phạm một lỗi quản lý thường thấy: Trụ trì đã không nói rõ tiêu chuẩn làm việc ngay lúc đầu. Nếu ngày vị tiểu hòa thượng vào chùa, trụ trì giải thích rõ tiêu chuẩn và tầm quan trọng của việc đánh chuông thì có thể vị hòa thượng đã không thấy công việc của mình nhàm chán.

Bài học công việc từ câu chuyện nhỏ 3
Dù làm việc gì, bạn cũng phải đặt ra tiêu chuẩn cho bản thân - (Ảnh minh họa)

-Tiêu chuẩn làm việc là kim chỉ nam hành vi và căn cứ khảo hạch cho nhân viên. Thiếu đi tiêu chuẩn làm việc sẽ khiến phương hướng nỗ lực của họ và hướng phát triển của cả công ty không thống nhất, tạo nên sự lãng phí lớn về tài nguyên và nhân lực. Do thiếu vật tham chiếu, lâu ngày người làm việc sẽ dễ hình thành tâm lý tự mãn, dẫn đến làm việc lười biếng. Vì vậy, quy định tiêu chuẩn làm việc phải cụ thể hóa, kết hợp với khảo hạch và chú ý tính khả thi của nó.

-Khi đã có tiêu chuẩn làm việc thì bạn phải chấp hành tốt nó, đừng đợi đến lúc lãnh đạo cho rằng bạn không thể đảm nhận công việc nữa mới hối hận.

-Huấn luyện cho mỗi cương vị, phòng ban rất quan trọng trong một doanh nghiệp. Điều này giúp nhân viên biết nên làm gì và hướng tới đâu:

-Lãnh đạo: hãy xem trọng các chế độ và việc bồi dưỡng nhân viên.

-Nhân viên: hãy tuân thủ chế độ và hoàn thành nhiệm vụ trong cương vị của mình.

Chia sẻ