Bác sĩ "hết hồn" khi tiếp nhận ca tự chữa vàng da tại nhà cho trẻ sơ sinh bằng cách này

Phương Nguyễn,
Chia sẻ

Sau khi nhập viện vì tự chữa vàng da tại nhà, các y bác sĩ cấp cứu cho bé cũng "hết hồn" khi tiếp nhận ca bệnh này và đặt câu hỏi nghi vấn vì sao lại làm như thế với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi?

Tự chữa vàng da tại nhà bằng nước ép nho, bé sơ sinh phải nhập viện điều trị đặc biệt

Khi mới bước vào giai đoạn bắt đầu chăm sóc con nhỏ, người mẹ rất dễ lúng túng và bỡ ngỡ bởi chăm sóc trẻ nhỏ hoàn toàn không phải là điều đơn giản, đặc biệt những khi bé ốm. Trong những tình huống như vậy, nhiều mẹ sẽ thiên về xu hướng tìm kiếm và tham khảo cách chữa từ những người lớn tuổi có kinh nghiệm hơn để tự chữa cho bé ngay tại nhà. Nhưng chính lối suy nghĩ và cách làm sai lầm này đã khiến nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rơi vào tình huống nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Trên thực tế đã xảy ra rất nhiều câu chuyện tự chữa bệnh cho con như nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh để chữa ghèn mắt; cho trẻ ăn dặm quá sớm; không chịu tắm rửa, vệ sinh cho trẻ vì sợ lạnh; lấy mật ong để rơ lưỡi cho trẻ; không cho bé tắm nắng…

Bác sĩ hết hồn khi tiếp nhận ca tự chữa vàng da tại nhà cho trẻ sơ sinh bằng cách này - Ảnh 1.

Nước ép nho - thủ phạm khiến tình trạng vàng da của bé sơ sinh trở nên trầm trọng hơn kèm theo rối loạn tiêu hóa (Ảnh minh họa)

Mới đây, một trường hợp bé sơ sinh tại Trung Quốc đã phải nhập viện điều trị đặc biệt do một người lớn trong gia đình tự chữa vàng da tại nhà cho bé bằng nước ép nho. Mẹ em bé đã đăng tải câu chuyện của mình lên Facebook cá nhân để cảnh báo tới những ai còn đang có ý định thực hiện các bài thuốc dân gian cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Theo lời kể của người mẹ này thì con của chị có hiện tượng vàng da sau khi sinh, một thành viên lớn tuổi trong gia đình đã đề nghị cho bé uống bột ngọc trai hoặc nước ép nho để chữa. Mặc dù người mẹ đã can ngăn nhưng không hiểu sao có ai đó vẫn cho bé uống nước ép nho. Hậu quả là bé phải nhập viện trong tình trạng vàng da trầm trọng hơn, kèm theo rối loạn hệ tiêu hóa vì nước nho tồn đọng trong dạ dày, bé phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt để truyền tĩnh mạch.

Các y bác sĩ cấp cứu cho bé cũng "hết hồn" khi tiếp nhận ca bệnh này và đặt câu hỏi nghi vấn vì sao mẹ lại cho bé uống nước ép nho trong khi trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chỉ nên cho dùng sữa mẹ hoàn toàn, thậm chí không được dùng cả sữa tươi. Thêm vào đó, vàng da là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nước ép nho cũng không phải là bài thuốc để chữa căn bệnh này hay bất cứ bệnh nào khác ở trẻ nhỏ.

Thật may là em bé đã bình phục sau một thời gian điều trị tích cực. Bài viết của người mẹ này đã thu hút hơn 22 nghìn lượt chia sẻ của cộng đồng mạng chỉ trong vòng 2 tuần và dành nhiều sự quan tâm của các bà mẹ.

Bác sĩ hết hồn khi tiếp nhận ca tự chữa vàng da tại nhà cho trẻ sơ sinh bằng cách này - Ảnh 2.

Bác sĩ hết hồn khi tiếp nhận ca tự chữa vàng da tại nhà cho trẻ sơ sinh bằng cách này - Ảnh 3.

Bác sĩ hết hồn khi tiếp nhận ca tự chữa vàng da tại nhà cho trẻ sơ sinh bằng cách này - Ảnh 4.

Bác sĩ hết hồn khi tiếp nhận ca tự chữa vàng da tại nhà cho trẻ sơ sinh bằng cách này - Ảnh 5.

Bé sơ sinh sau khi được cho uống nước nho đã phải nhập viện điều trị.

Vàng da sinh lý - bệnh lý ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần biết

Vàng da là hiện tượng khá phổ biến, chiếm 50% trong tổng số các bé sơ sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé sau khi sinh ra có lượng tế bào hồng cầu cao nhưng thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Trong khi đó, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu, vì vậy gây ra hiện tượng vàng da.

Bác sĩ hết hồn khi tiếp nhận ca tự chữa vàng da tại nhà cho trẻ sơ sinh bằng cách này - Ảnh 6.

Chiếu đèn là biện pháp hiệu quả giúp đẩy lùi hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

Trẻ sinh non, thiếu tháng sẽ có nguy cơ cao hơn xuất hiện hiện tượng vàng da trong vòng 1 tuần đầu sau khi chào đời. Vàng da sinh lý sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Triệu chứng của bệnh là bé bị vàng da toàn thân, vàng vùng tròng trắng của mắt. Ngoài ra, mẹ còn có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu dưới đây:

- Vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân.

- Nước tiểu có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của bé sơ sinh thông thường không màu).

- Phân nhạt màu thay vì màu vàng hay da cam ở trẻ sơ sinh bình thường.

Khi bé bị vàng da, mẹ hãy thực hiện một số cách tự nhiên giúp bé nhanh chóng cải thiện tình hình như sau:

- Tắm nắng: Một số trẻ sẽ được bác sĩ cho chiếu đèn ngay tại bệnh viện, nhưng sau khi về nhà, mẹ có thể cho bé được tắm nắng buổi sớm để cho ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cơ thể bé, chú ý tránh để nắng chiếu vào mắt của bé.

- Tích cực cho bé bú mẹ: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời mà không cần thêm bất cứ loại nước hoa quả hay hay nước lọc khác. Cho bé bú mẹ hoàn toàn và thường xuyên sẽ giúp bé đi tiêu, tiểu nhiều hơn, giúp loại bỏ bilirubin dư thừa qua phân của bé.

- Mẹ lưu ý chế độ ăn: Một số loại thực phẩm chứa nhiều carotene cũng khiến tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh thêm nặng, ví dụ như các loại trái cây và rau quả có màu cam, màu vàng như cà rốt, bí ngô, đào, khoai lang đỏ, khoai lang vàng… Mẹ hãy lưu ý chế độ ăn uống của mình để hạn chế carotene truyền qua sữa mẹ sang bé.

Bác sĩ hết hồn khi tiếp nhận ca tự chữa vàng da tại nhà cho trẻ sơ sinh bằng cách này - Ảnh 7.

Tắm nắng là cách tự nhiên giúp bé hấp thụ vitamin D trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và hết vàng da (Ảnh minh họa)

Vàng da sinh lý thường biến mất sau một thời gian ngắn. Trong khi đó, nếu bị vàng da bệnh lý sẽ rất nguy hiểm do trẻ có thể bị hôn mê, co giật nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến tổn thương não và thậm chí tử vong. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và theo dõi để phát hiện đó là vàng da sinh lý hay bệnh lý để có hướng xử lý phù hợp.

Nguồn: Parent, Healthline

Chia sẻ