Bác sĩ đinh ninh người phụ nữ này bị ung thư vì thấy khối u ở nách nhưng khi kiểm tra, họ rất choáng váng

Newben,
Chia sẻ

“99% đây là ung thư hạch bạch huyết”, bác sĩ Christian Bryant - nhà nghiên cứu huyết học tại Bệnh viện Royal Prince Alfred ở Sydney, Úc - cho khẳng định. Thế nhưng, khi soi kĩ hạch bạch huyết dưới kính hiển vi, các bác sĩ lại rất bất ngờ.

Một người phụ nữ 30 tuổi đã đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe sau khi phát hiện có những khối u nhỏ ở dưới cánh tay. Cô cho biết chỉ vừa phát hiện những khối u này khoảng 2 tuần mà thôi. Kết quả từ các xét nghiệm, chụp phim cho thấy các hạch bạch huyết lớn trong ngực, gần phổi.

“99% đây là ung thư hạch bạch huyết”, bác sĩ Christian Bryant - nhà nghiên cứu huyết học tại Bệnh viện Royal Prince Alfred ở Sydney, Úc - cho khẳng định. Thế nhưng, khi soi kĩ hạch bạch huyết dưới kính hiển vi, các bác sĩ lại rất bất ngờ.

Bác sĩ đinh ninh người phụ nữ này bị ung thư vì thấy khối u ở nách nhưng khi kiểm tra, họ rất choáng váng - Ảnh 1.

Soi khối u dưới kính hiển vi, các bác sĩ rất bất ngờ. (Ảnh: dailymail)

Nhiều bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư hạch bạch huyết hình thành từ các tế bào miễn dịch, có thể khiến hạch bạch huyết sưng lên. Ngoài ra, hạch bạch huyết còn sưng to do nhiễm trùng hoặc viêm. Trong trường hợp của người phụ nữ Úc giấu tên này, các hạch bạch huyết bị viêm do phản ứng với mực của những hình xăm cũ chứ không phải do tế bào ung thư.

Các bác sĩ đã lấy đi 1 hạch bạch huyết ở nách của người phụ nữ này và thấy một cụm tế bào miễn dịch có sắc tố đen. Được biết, người phụ nữ này có 1 hình xăm đã 15 năm ở trên lưng và 1 cái nhỏ hơn mới được xăm gần đây, nằm ở vai.

Bác sĩ đinh ninh người phụ nữ này bị ung thư vì thấy khối u ở nách nhưng khi kiểm tra, họ rất choáng váng - Ảnh 2.

Người phụ nữ này có 1 hình xăm đã 15 năm ở trên lưng và 1 cái nhỏ hơn mới được xăm gần đây, nằm ở vai. (Ảnh: Internet)

Bác sĩ Bill Stebbins - Trưởng khoa Da liễu ở Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt - phát biểu: “Da có những tế bào miễn dịch của chính mình, luôn theo dõi vùng da đó”. Khi những tế bào miễn dịch tìm thấy sắc tố mực xăm - một chất lạ - chúng đã nuốt nó và đi từ da đến bạch huyết trong suốt nhiều năm. “Các sắc tố quá lớn để các tế bào này ăn và tiêu hóa. Đó là lý do vì sao nó đã ở đây nhiều năm”, Stebbins nói tiếp.

Nhưng vì sao lại có sự phản ứng sau 15 năm xăm lại vẫn chưa được giải thích. Theo lời bệnh nhân, thỉnh thoảng cô lại bị ngứa ở vùng xăm nhưng chỉ khoảng vài ngày trong tháng mà thôi. Trong hạch bạch huyết của cô không tìm thấy phản ứng viêm nào cả.

Bryant và đồng nghiệp của mình chưa bao giờ chứng kiến trường hợp nào như vậy cả. Các báo cáo khác đã mô tả hạch sưng, màu sắc bị nhầm lẫn với khối u ác tính.

(Nguồn: CNN, dailymail)

Chia sẻ